Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Triệu chứng và phân loại u tế bào mầm ở trẻ em

Ngày 09/09/2022
Kích thước chữ

U tế bào mầm là căn bệnh thường gặp ở trẻ từ 0 đến 3 tuổi với những triệu chứng nổi bật mà cha mẹ không thể bỏ qua. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Làm mẹ là một thiên chức cao quý. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ cũng không thoát khỏi nỗi lo con trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm như u tế bào mầm. Căn bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn không hiểu rõ về nguyên nhân và triệu chứng gây ra căn bệnh này. 

U tế bào mầm là gì? 

U tế bào mầm là một dạng khối u hình thành từ những tế bào nằm trong phôi thai. U tế bào mầm bao gồm cả những khối u lành tính hoặc ác tính. Do những tế bào này sinh sản và phát triển ở trong trứng và tinh trùng nên bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản của trẻ em. Trong một số trường hợp đặc biệt, những tế bào sẽ di chuyển đến những bộ phận khác trên cơ thể và phát triển những khối u trên những bộ phận đó.

U tế bào mầm được xem là một bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị theo một phác đồ đúng đắn thì kết quả khỏi bệnh cũng tương đối cao.

Triệu chứng và phân loại u tế bào mầm ở trẻ em - Bạn đã biết chưa? 1 U tế bào mầm do các tế bào phát triển bất thường trong quá trình sản sinh 

Dấu hiệu u tế bào mầm ở trẻ em 

U tế bào mầm ngoại sọ và u tế bào mầm ngoài sinh dục ở trẻ em thường có các triệu chứng như liệt kê bên dưới. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng tình trạng này là rất hiếm khi xảy ra. 

  • Đau khu trú. 
  • Táo bón, đi tiêu khó hoặc không thường xuyên. 
  • Bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt. 
  • Ho hoặc khó thở. 

Trẻ sơ sinh thường rất khó nhận biết những thay đổi trong cơ thể của mình. Vì vậy, cha mẹ nên theo dõi sát sao và trao đổi ngay với bác sĩ khi trẻ có những triệu chứng bất thường. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi về thời gian và tần suất xuất hiện của triệu chứng cùng nhiều vấn đề khác để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, xác định phương pháp điều trị đúng đắn. 

Phân loại u tế bào mầm ở trẻ em

Trẻ em nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng thường mắc phải một số loại u tế bào mầm sau đây:

U tế bào mầm phát triển trên cơ quan sinh dục

Phần lớn các khối u tế bào mầm sẽ phát triển trên các cơ quan sinh dục là buồng trứng của những bé gái. Thường thì các khối u này sẽ phát hiện vào giai đoạn mà các bé gái bước vào độ tuổi dậy thì. Giai đoạn này thường bắt đầu ở độ tuổi từ 10 đến 15. Thông thường, các khối u đa phần là lành tính nhưng không phải không có những khối khối u ác tính. Nếu là u ác tính, bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của trẻ sau này. U tế bào mầm ở những bé trai là những khối u nằm ở vùng tinh hoàn nên được gọi là ung thư tinh hoàn. Nếu phát hiện khối u quá muộn, trẻ sẽ bị giảm sút nặng nề về sức khỏe lẫn khả năng sinh sản.

Triệu chứng và phân loại u tế bào mầm ở trẻ em - Bạn đã biết chưa? 2 U tế bào mầm ở tinh hoàn trẻ nam khi được soi dưới kinh hiển vi 

U tế bào mầm phát triển ngoài cơ quan sinh dục

U tế bào mầm phát triển ngoài cơ quan sinh dục là một trong những trường hợp hiếm gặp của căn bệnh u tế bào mầm của trẻ em. Các phần khối u sẽ phát triển ngoài những bộ phận, thậm chí là ở vị trí cách xa bộ phận sinh dục như: Cổ, bụng, vùng chậu, tuyến thận…

  • Những khối u tế bào mầm nằm ở vùng tuyến yên là những tế bào mầm di chuyển và phát triển thành khối u ở vùng tuyến yên có thể gây ra một số tình trạng về rối loạn thị giác, loạn thị và rối loạn khứu giác ở trẻ em.
  • Khi mắc phải u tế bào mầm nằm ở vùng cổ thì những khối u sẽ phát triển mạnh tại vùng cột sống cổ và gây ra những cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Những khối u tế bào mầm sẽ có thể sờ thấy bằng tay và thường bị nhầm lẫn với căn bệnh hạch ở cổ.
  • Khối u tế bào mầm phát triển ở vùng ngực là một số trường hợp khối u ác tính, có một số trường hợp rất ít là khối u lành tính. Khối u này sẽ phát triển tại lồng ngực và gây ra sự chèn ép lên phổi làm trẻ khó thở, ho.
  • Khối u tế bào mầm phát triển ở vùng âm chậu là một trong số trường hợp khối u ở trẻ dưới 3 tuổi. Đây là những khối u có khả năng phát triển nặng và khó có thể chẩn đoán.
  • Khối u tế bào mầm phát triển ở vùng cụt là một khối u phát triển trong giai đoạn mang thai. Nếu các tế bào mầm này di chuyển vào vùng cụt trong quá trình mang thai thì sẽ gây ra những khối u dị tật và có thể phát hiện qua việc siêu âm thai nhi.
Triệu chứng và phân loại u tế bào mầm ở trẻ em - Bạn đã biết chưa? 3 U tế bào mầm phát triển ở tuyến yên gây loạn thị ở trẻ nhỏ 

U tế bào mầm là một bệnh lý hiếm gặp. Vì vậy, việc tầm soát và thăm khám thường xuyên chính là bước quyết định giúp cha mẹ phát hiện sớm các bệnh lý của trẻ và rút ngắn thời gian điều trị bệnh. U tế bào mầm cũng vì thế mà được điều trị dứt điểm, tránh tái phát trở lại. Mong rằng những thông tin về triệu chứng và phân loại u tế bào mầm ở trẻ em trên đây đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin