Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trực khuẩn mủ xanh có nguy hiểm không?

Ngày 19/12/2022
Kích thước chữ

Trực khuẩn mủ xanh là một loại vi khuẩn phổ biến gây bệnh ở cả động vật và người. Loài khuẩn này có thể có ở trong đất, nước và các môi trường nhân tạo. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung dưới đây nhé!

Trực khuẩn mủ xanh là một loại vi khuẩn luôn tồn tại mạnh mẽ ở trong cuộc sống hàng ngày. Nó là một mối nguy hiểm đối với sức khỏe và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, để tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng tránh vi khuẩn này hãy cùng tham khảo nội dung sau đây nhé.

Trực khuẩn mủ xanh là gì?

Trực khuẩn mủ xanh tên gọi khoa học là Pseudomonas aeruginosa, có họ vi khuẩn là Pseudomonas. Nó có hình dáng như que, có thể sống riêng lẻ hoặc theo cặp hay kết thành chuỗi. Trực khuẩn mủ xanh chủ yếu di chuyển bằng lông ở một đầu. Đây là tổ hợp các vi khuẩn có thể là dẫn đến các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Trực khuẩn mủ xanh là yếu tố hàng đầu gây ra nhiễm trùng cơ hội và nhiễm trùng bệnh viện. Nó có xu hướng tác động đến những người có hệ miễn dịch yếu và ít khi gây bệnh ở những người khỏe mạnh.

Trực khuẩn mủ xanh có nguy hiểm không 1 Trực khuẩn mủ xanh là tác nhân gây ra các căn bệnh nhiễm trùng

Khi bị nhiễm khuẩn mủ xanh, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp một số vấn đề như nhiễm trùng đường máu, nhiễm trùng tiết niệu, viêm họng, viêm phổi và một số bệnh khác,... Môi trường sống của loại khuẩn này chủ yếu là ở những khu vực ẩm ướt như đầm lầy, ven biển, thậm chí là ở bệnh viện,... đó là nơi lý tưởng để chúng sinh sôi nảy nở. Điều đáng lo ngại nhất đó là vi khuẩn này có sức chịu đựng dẻo dai, chúng có thể tồn tại ở những môi trường khắc nghiệt.

Trực khuẩn mủ xanh có một lớp chất nhờn, giúp chúng ngăn không cho thực bảo tấn công và chúng có thể miễn nhiễm với các loại thuốc kháng sinh thông thường.

Các triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm trực khuẩn mủ xanh

Tùy vào tình trạng bị nhiễm trùng mà khi người bệnh bị nhiễm trực khuẩn mủ xanh sẽ có biểu hiện, triệu chứng khác nhau như sau:

  • Viêm phổi: Bệnh sẽ có những biểu hiện như cơ thể ớn lạnh, sốt, ho, khó thở.
  • Nhiễm trùng máu: Bệnh gây ra những triệu chứng đó là cơ thể đau nhức, mệt mỏi, sốt ớn lạnh, nhịp tim tăng nhanh, thở gấp, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Nhiễm trùng tai: Tai người bệnh sẽ bị đau, bị chóng mặt, thính giác giảm và khó xác định phương hướng.
  • Nhiễm trùng do chấn thương: Vết thương bị nhiễm trùng sẽ có biểu hiện bị sưng tấy, chảy dịch, đau đớn tại vị trí đó.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bệnh nhân có biểu hiện muốn đi tiểu, buồn tiểu, tiểu đau buốt, nước tiểu nhiều khi có lẫn máu và có mùi hôi.

Con đường trực khuẩn mủ xanh thâm nhập vào cơ thể 

Như đã đề cập ở trên, môi trường y tế cũng là một nơi lý tưởng cho trực khuẩn mủ xanh gia tăng số lượng và tăng nguy cơ lây nhiễm. Nếu như nhân viên y tế rửa tay không sạch sẽ hoặc nếu thiết bị y tế không được khử trùng thì khả năng trực khuẩn mủ xanh sẽ có cơ hội sinh sôi nhanh chóng.

Bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh nhiễm trùng này. Những người hệ miễn dịch yếu càng có nguy cơ nhiều hơn. Nếu trực khuẩn có mặt ở trong các thiết bị y tế, sẽ có khả năng cao bệnh nhân bị nhiễm trùng khi được cấp cứu, vì sẽ gây nhiễm trùng tại các vết thương hoặc khi người bệnh đang được điều trị bằng máy thở,...

Trực khuẩn mủ xanh có nguy hiểm không 2 Khuẩn mủ xanh sinh sống và xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều con đường khác nhau

Trực khuẩn mủ xanh cũng sống được ở môi trường nước. Cho nên nếu tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm như khi đi bơi ở bể bơi và bể sục không được vệ sinh khử trùng sẽ khiến cho trẻ em dễ bị nhiễm trùng ở tai, nổi phát ban ở da. Ngoài ra, người thường xuyên sử dụng kính áp tròng cũng dễ bị nhiễm trùng từ khuẩn này.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị trực khuẩn mủ xanh

Để chẩn đoán nhiễm trực khuẩn mủ xanh ở người bệnh, bác sĩ có thể tiến hành làm xét nghiệm máu trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng máu. Xét nghiệm phân tích nước tiểu khi bị nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Trong trường hợp nghi ngờ người bệnh bị viêm màng não thì phải chọc hút xét nghiệm dịch não tuỷ. Đối với bệnh viêm phổi thì có thể tiết dịch hô hấp, nuôi cấy chất đờm và làm phân tích khí máu.

Để điều trị nhiễm trực khuẩn mủ xanh tình trạng nhẹ thì có thể áp dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu. Tuy nhiên, khả năng trực khuẩn mủ xanh sẽ vẫn kháng lại hầu hết các loại kháng sinh thường và kháng sinh liều mạnh. Các mẫu xét nghiệm sẽ được kiểm tra để xem chúng sẽ kháng lại những loại kháng sinh nào, từ đó mới tìm được thuốc điều trị phù hợp cho người bệnh.

Trực khuẩn mủ xanh có nguy hiểm không 3 Dụng cụ y tế nếu không tiệt trùng cẩn thận sẽ là môi trường lý tưởng cho khuẩn lây lan

Cách phòng ngừa nhiễm trực khuẩn mủ xanh

Tiến hành diệt khuẩn, khử trùng kỹ các thiết bị y tế là biện pháp để ngăn nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh. Để chặn đứng sự lây lan cần áp dụng kỹ thuật khử khuẩn trong môi trường vô trùng và vệ sinh các thiết bị, máy móc y tế để tránh lây nhiễm cho bệnh nhân, nhất là những người dễ bị tổn thương khi hệ miễn dịch yếu. Đồng thời, không được sử dụng kháng sinh do vi khuẩn có thể tiến hóa để kháng lại kháng sinh.

Cần thực hiện đúng các thao tác vô trùng để tránh nhiễm chéo bệnh viện. Trường hợp nạn nhân bỏng nặng nên đưa vào phòng cách ly để hạn chế tối đa tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn.

Trên đây là những thông tin rất cần thiết về trực khuẩn mủ xanh mà bạn đọc cần chú ý. Nếu như nhận thấy có các triệu chứng nghi ngờ đã bị nhiễm khuẩn thì cần nhanh chóng đi đến cơ sở y tế để được làm xét nghiệm và điều trị kịp thời. 

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin