Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm là bình thường?

Ngày 15/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mức độ tăng trưởng về chiều cao sẽ khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển và tùy vào từng đối tượng. Vậy trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm là bình thường?

Sự tăng trưởng và phát triển chiều cao của con người diễn ra liên tục từ giai đoạn bào thai cho đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên, sự phát triển này không diễn ra đồng đều, không phải giai đoạn nào chiều cao của trẻ cũng tăng, có lúc tăng nhanh và cũng có lúc chậm lại. Vậy trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm?

Chiều cao của cơ thể có tăng đều mỗi năm không?

Con người ngay từ khi còn trong bụng mẹ đã có sự tăng trưởng về chiều cao. Quá trình phát triển chiều cao sẽ tiếp diễn cho đến khi tròn 20 tuổi. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng chiều cao diễn ra đồng đều, tùy từng giai đoạn mà mức độ tăng trưởng sẽ khác nhau.

Trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm là bình thường? 1
Quá trình phát triển chiều cao diễn ra theo nhiều giai đoạn khác nhau

Trong một số giai đoạn chiều cao phát triển rất tốt, nhưng cũng có những giai đoạn lại chỉ xê dịch nhỏ. Bên cạnh đó, mức độ phát triển chiều cao của mỗi người cũng không giống nhau.

Thông thường sự phát triển chiều cao nam giới sẽ diễn ra đều đặn trong suốt những năm dậy thì còn ở nữ giới sẽ tăng nhanh hơn vào những năm đầu của tuổi dậy thì. Bảng chiều cao chuẩn là công cụ hỗ trợ quan trọng giúp xác định sự phát triển chiều cao có đạt chuẩn hay không.

Trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm?

Thông thường, sự tăng trưởng chiều cao sẽ xuất hiện mạnh mẽ trong 4 giai đoạn bao gồm giai đoạn từ 0 – 2 tuổi, từ 3 tuổi đến bắt đầu dậy thì, giai đoạn dậy thì và sau dậy thì. Tùy từng giai đoạn mà mức độ tăng trưởng sẽ khác nhau. Vậy trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm?

Trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm là bình thường? 2
Trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm là vấn đề được nhiều người thắc mắc

Giai đoạn 0 – 2 tuổi

Giai đoạn từ 0 - 2 tuổi là giai đoạn được tính từ khi sinh ra cho đến khi được 2 tuổi. Đây được coi là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác cả về chiều cao lẫn cân nặng của trẻ.

Đối với em bé sở hữu chiều cao 50cm khi vừa sinh ra, nếu được nuôi dưỡng tốt trong giai đoạn này thì bé có thể cao thêm 25cm và tiếp tục tăng thêm 10cm vào năm sau đó. Do đó, trong 2 năm đầu đời, em bé có thể tăng chiều cao tới 35cm và đạt chiều cao đến 85cm nếu được chăm sóc đúng cách.

Giai đoạn 3 tuổi đến trước dậy thì

Tốc độ tăng trưởng chiều cao của giai đoạn này sẽ giảm so với giai đoạn từ 0 - 2 tuổi. Trong giai đoạn này, chiều cao của trẻ sẽ tăng khá ổn định từ 5 – 8cm trong 1 năm, trung bình khoảng 6,2cm mỗi năm cho đến khi dậy thì.

Mặc dù không được xem là giai đoạn vàng để bứt phá chiều cao nhưng đây lại là giai đoạn phát triển chiều cao ổn định nhất. Việc tạo cho trẻ một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học trong giai đoạn này sẽ là bước đệm quan trọng để tăng tốc chiều cao mạnh mẽ trong giai đoạn dậy thì.

Giai đoạn dậy thì

Giai đoạn dậy thì là thời điểm hormone tăng trưởng được tiết ra cao gấp nhiều lần so với các thời điểm khác. Đây được xem là giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ, giúp trẻ tăng trưởng mạnh mẽ về chiều cao.

Trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm là bình thường? 3
Giai đoạn dậy thì là thời điểm phát triển chiều cao mạnh mẽ

Giai đoạn dậy thì sẽ có sự khác biệt giữa nam và nữ, đối với bé nữ giai đoạn này bắt đầu từ 10 - 16 tuổi, với nam là từ 12 - 18 tuổi. Cụ thể, nếu được chăm sóc tốt ở giai đoạn này bé nữ có thể tăng chiều cao lên khoảng 8cm/năm và bé nam là 10cm/năm cho đến năm 20 tuổi.

Tuy nhiên mức độ phát triển còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, luyện tập khác nhau của mỗi người. Đây cũng là cũng được xem là giai đoạn cuối cùng để phát triển chiều cao của trẻ.

Giai đoạn sau dậy thì

Cho đến năm 20 tuổi hầu hết chiều cao sẽ ngừng phát triển do sự cốt hóa hoàn toàn của các mô sụn thành xương, mô sụn không còn kéo dài được nữa. Đôi khi trong một số ít trường hợp chiều cao tăng thêm khoảng 1 – 2cm/năm sau tuổi 20.

Một số điều cần lưu ý trong quá trình phát triển chiều cao

Mức độ tăng trưởng chiều cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm dinh dưỡng, di truyền, rèn luyện thân thể, còn lại là môi trường sống, bệnh tật, chế độ nghỉ ngơi và các thực phẩm hỗ trợ. Dựa vào những yếu tố trên, mỗi người cần chú ý các vấn đề sau trong quá trình phát triển chiều cao:

Bổ sung dinh dưỡng

Xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, đầy đủ chất có vai trò thúc đẩy sản sinh hormone tăng trưởng, giúp trẻ bứt phá đạt được chiều cao lý tưởng. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển chiều cao, nhất là trong giai đoạn 3 năm đầu đời.

Thông qua chế độ ăn uống, cơ thể sẽ nhận được nguồn dinh dưỡng cần thiết để tạo xương và nuôi dưỡng, phát triển xương khỏe mạnh. Để trẻ phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất, nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm chứa dưỡng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng chiều cao.

Trong đó cần đặc biệt chú ý tới các nguồn thực phẩm giàu phốt pho, vitamin D, magie, canxi có trong thịt, trứng, sữa, các loại đậu, hải sản, tôm, cua, cá. Vì những chất này tham gia trực tiếp vào cấu trúc xương giúp xương chắc khỏe và phát triển chiều cao.

Bên cạnh đó, nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm không lành mạnh, đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nhiều đường hay quá nhiều chất béo.

Vận động thường xuyên

Vận động cũng là một trong những yếu tố quan trọng để tăng trưởng chiều cao. Vận động không chỉ cơ thể khỏe mạnh, hoạt động linh hoạt mà còn kích thích tuyến yên tiết các hormone tăng trưởng GH giúp xương phát triển dài ra.

Ngoài ra, nó còn kích thích cơ bắp, đẩy nhanh sự chuyển hóa năng lượng và trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy tăng trưởng và tăng lượng canxi đến xương giúp hệ xương khớp phát triển tốt và vững chắc hơn.

Trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm là bình thường? 4
Vận động thể thao thường xuyên giúp hỗ trơ phát triển chiều cao

Một số bài tập thể thao có tác dụng hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả bơi lội, chạy bộ, đi xe đạp, bóng chuyền, bóng rổ,… Tuy nhiên, bạn nên luyện tập đều đặn với những bài thể dục vừa sức, nhẹ nhàng, thích hợp với độ tuổi, tránh tình trạng quá sức.

Ngủ đủ giấc

Nghiên cứu cho thấy khi ngủ sâu, não bộ sẽ tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng GH giúp thúc đẩy các quá trình trao đổi chất, tăng cường hấp thụ canxi. Khoảng thời gian não bộ kích thích tuyến yên tiết nhiều hormone GH nhất là từ 23 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau. Do đó, nên sắp xếp đi ngủ trước 22 giờ hằng ngày nhằm đảm bảo từ 23 giờ trở đi cơ thể đã ngủ sâu hoàn toàn.

Tùy vào từng giai đoạn mà số lượng giờ ngủ cần thiết để phát triển chiều cao có sự chênh lệch. Tuy nhiên, trung bình mỗi người cần ngủ ít nhất 8 tiếng/ngày.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn câu hỏi: Trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm? Tùy từng giai đoạn phát triển mà mức độ tăng trưởng về chiều cao sẽ khác nhau. Bạn nên chú ý tập luyện các bài thể dục, xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để quá trình phát triển chiều cao diễn ra thuận lợi nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm