Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không? Biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV

Ngày 03/11/2024
Kích thước chữ

Chắc hẳn không ít người thắc mắc rằng, trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không và việc làm này có thật sự cần thiết. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ những thông tin xoay quanh bệnh HIV và giải đáp thắc mắc trên nhé!

HIV được xem là một căn bệnh thế kỷ mà bất kỳ ai nghe đến cũng cảm thấy e ngại. Căn bệnh này có thể tấn công và làm suy giảm hệ miễn dịch ở người mắc phải. HIV có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau, đặc biệt là lây nhiễm qua đường máu. Vậy người bệnh trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không? Làm thế nào để phòng tránh bệnh HIV hiệu quả?

Tìm hiểu chung về bệnh HIV

HIV là tên viết tắt của cụm từ “Human Immunodeficiency Virus”, là một loại virus rất nguy hiểm vì nó có thể tấn công cũng như phá huỷ các tế bào T hoặc CD4 trong hệ thống miễn dịch của người bệnh nhiễm phải. Do đó, bệnh nhân HIV sẽ bị suy giảm dần hệ miễn dịch, dẫn đến dễ mắc phải nhiều loại bệnh lý nhiễm trùng mà người khoẻ mạnh có thể chống lại được, thậm chí có thể tử vong nếu tình trạng nhiễm trùng trở nên quá nghiêm trọng.

Bệnh HIV sẽ đi theo bạn đến hết cuộc đời nếu chẳng may bạn bị nhiễm phải, bởi hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh thế kỷ này. Tuy nhiên, bệnh nhân HIV có thể sử dụng các loại thuốc làm chậm sự phát triển của virus HIV để kéo dài tuổi thọ.

HIV lây nhiễm chủ yếu qua 3 con đường chính, bao gồm:

  • Lây nhiễm qua đường máu: Virus HIV tồn tại nhiều trong máu toàn phần và các thành phần của máu (hồng cầu, tiểu cầu huyết tương và các yếu tố đông máu). Do đó, HIV có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khoẻ mạnh thông qua đường máu và các chế phẩm của máu. Chẳng hạn như truyền máu, sử dụng bơm kim tiêm, dùng chung đồ cá nhân (bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đồ xăm hình…), vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của mang người bệnh.
  • Lây nhiễm qua đường tình dục: Virus HIV có thể lây nhiễm qua đường tình dục khi quan hệ với người bệnh HIV thông qua tất cả các hình thức quan hệ (dương vật - hậu môn, dương vật - âm đạo và dương vật - miệng). Virus HIV sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết xước hoặc vết rách ở da hay niêm mạc trong quá trình quan hệ.
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con: Người mẹ bị HIV có thể lây truyền virus HIV sang cho con trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc cho con bú. Tuy nhiên, nếu người mẹ được điều trị trong thai kỳ có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho trẻ khi sinh nở.

Như vậy, HIV là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm vì nó tấn công trực tiếp vào hệ thống miễn dịch của cơ thể. Virus HIV có thể lây nhiễm qua nhiều con đường, trong đó nguy cơ lây nhiễm qua đường máu tương đối cao. Do đó, người bệnh trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không? Biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV 1
HIV là một căn bệnh thế kỷ nguy hiểm

Người bệnh trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không?

Trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không đang là thắc mắc của nhiều người. Theo đó, trước sự nguy hiểm của bệnh HIV và tốc độ lây lan nhanh chóng của căn bệnh này qua nhiều con đường khác nhau, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm HIV trước khi tiến hành phẫu thuật. Nếu kết quả xét nghiệm của bệnh nhân dương tính với virus HIV thì đội ngũ y bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho người bệnh sẽ có sự chuẩn bị cần thận và tìm ra cách tốt nhất nhằm ngăn chặn lây nhiễm bệnh.

Do vậy, đối với câu hỏi “trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không?” thì câu trả lời là có. Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện xét nghiệm HIV trước khi phẫu thuật, trừ trường hợp cần tiến hành phẫu thuật khẩn cấp. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên biết rằng việc xét nghiệm HIV trước khi phẫu thuật được chia thành 2 loại là bắt buộc phải xét nghiệm HIV và không bắt buộc phải xét nghiệm HIV. Vậy đối tượng nào bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm HIV trước khi phẫu thuật?

Trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không? Biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV 2
Người bệnh trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không là thắc mắc của nhiều người

Đối tượng nào bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm HIV trước khi phẫu thuật?

Những trường hợp có chỉ định thực hiện xét nghiệm theo hình thức “bắt buộc” thì người bệnh không có quyền được từ chối. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm HIV mà không cần có sự đồng ý từ họ.

Theo thông tư 33/2011/TT - BYT đã ban hành của Bộ Y tế về quy định thực hiện xét nghiệm HIV bắt buộc trong chẩn đoán và điều trị bệnh, các trường hợp trước khi phẫu thuật cần phải thực hiện xét nghiệm HIV bao gồm:

  • Người hiến mô hoặc các bộ phận trong cơ thể người.
  • Người nhận mô hoặc các bộ phận trong cơ thể người.
  • Người cho noãn, tinh trùng.
  • Người nhận noãn, tinh trùng, phôi thai.
  • Người bệnh đã được khám và xét nghiệm lâm sàng nhưng chưa phát hiện ra được nguyên nhân gây bệnh hoặc có những triệu chứng trên lâm sàng nghi ngờ nhiễm phải HIV - theo quyết Quyết định 3003/QĐ - BYT.

Ngoài những trường hợp bắt buộc xét nghiệm HIV được nêu ở trên thì các trường hợp khác được coi là không bắt buộc phải xét nghiệm HIV. Việc tự nguyện xét nghiệm HIV hay không tùy thuộc vào lựa chọn của mọi người.

Trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không? Biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV 3
Người cho tinh trùng bắt buộc phải xét nghiệm HIV trước khi cho

Biện pháp phòng tránh bệnh HIV

Dưới đây là các biện pháp giúp phòng tránh bệnh HIV hiệu quả, cụ thể như sau:

Không sử dụng và tiêm chích ma tuý

Một trong những biện pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh HIV phải kể đến là không tiêm chích và sử dụng ma tuý hoặc các chất kích thích khác. Các chất này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và hành động của người sử dụng, khiến cho họ dễ thực hiện những hành vi không đảm bảo an toàn và làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

Bên cạnh đó, sử dụng một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh HIV, chẳng hạn như thuốc tiêm tĩnh mạch. Bởi những loại thuốc này tiếp xúc trực tiếp với máu.

Quan hệ tình dục an toàn

Quan hệ tình dục an toàn cũng là một biện pháp giúp phòng ngừa HIV hiệu quả. Bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Nếu bạn quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV hoặc không biết tình trạng sức khoẻ của bạn tình như thế nào thì điều quan trọng ở đây là phải quan hệ an toàn và thường xuyên làm xét nghiệm HIV.

Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng việc quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su cũng không thể loại bỏ hoàn toàn 100% các nguy cơ lây nhiễm bệnh HIV được, bởi bạn có thể sử dụng sai cách hoặc bao cao su bị thủng.

Trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không? Biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV 4
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là biện pháp giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

Không sử dụng chung bơm kim tiêm

Bơm kim tiêm có thể là tác nhân mang HIV từ người này lây sang cho người khác. Do đó, bạn không nên dùng chung bơm kim tiêm với bất kỳ ai hoặc không nên sử dụng các loại thuốc tiêm bắp hay tĩnh mạch mà không do cơ sở y tế cung cấp với các dụng cụ đã được tiệt trùng đầy đủ.

Tránh tiếp xúc với máu hoặc chất dịch trong cơ thể người khác

Bạn sẽ không biết chắc được ai đó có bị HIV hay không. Do đó, việc tránh tiếp xúc với máu cũng như dịch tiết cơ thể của người khác sẽ giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV. Những chất dịch trong cơ thể người bao gồm:

  • Dịch âm đạo;
  • Tinh dịch;
  • Sữa mẹ;
  • Niêm mạch trực tràng;
  • Dịch ối;
  • Dịch não tuỷ;
  • Hoạt dịch trong khớp gối.

Điều trị HIV khi mang thai

Tất cả các thai phụ đều được làm xét nghiệm máu để kiểm tra họ có bị HIV không. Đây là một loại xét nghiệm bắt buộc cần thực hiện trong giai đoạn sàng lọc trước sinh. Nếu không điều trị HIV khi mang thai, virus HIV có thể truyền từ người mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh con hoặc cho con bú. Do đó, biện pháp phòng tránh HIV cho trẻ sơ sinh là điều trị HIV trong thai kỳ nhằm giảm nguy cơ lây truyền bệnh.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không?” và nắm được các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV hiệu quả. HIV là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV là rất cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin