Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Rối loạn dung nạp glucose là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện hiệu quả

Ngày 24/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trước khi bị mắc phải bệnh đái tháo đường, người bệnh thường trải qua giai đoạn tiền đái tháo đường. Giai đoạn này còn được gọi là rối loạn dung nạp glucose và rối loạn đường huyết khi đói.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung thảo luận về tình trạng rối loạn dung nạp glucose. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi bài viết dưới đây nếu bạn quan tâm đến chủ đề này nhé.

Rối loạn dung nạp glucose là gì?

Rối loạn dung nạp glucose (IGT: Impaired Glucose Tolerance) là lượng đường trong máu tăng nhưng không tăng đủ để đảm bảo chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Rối loạn dung nạp glucose là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện hiệu quả 1
Rối loạn dung nạp glucose xảy ra khi lượng đường trong máu tăng nhưng chưa đạt ngưỡng mắc bệnh tiểu đường

Xét nghiệm dung nạp glucose là gì?

Một trong những cách chính để chẩn đoán IGT là xét nghiệm dung nạp glucose, xét nghiệm chẩn đoán trong phòng thí nghiệm nhằm đánh giá cách cơ thể chuyển đường từ máu vào các mô (cơ, mỡ…).

Tiến hành xét nghiệm như sau:

  • Lấy một mẫu máu;
  • Sau đó, uống một dung dịch chứa khoảng 75 gam glucose;
  • Lấy máu mỗi 30 đến 60 phút sau khi uống dung dịch glucose, đo lường sự thay đổi glucose của bạn;
  • Máu được lấy 2 giờ sau khi uống dung dịch glucose.

Kết quả: Nếu bạn bị rối loạn glucose, lượng đường trong máu từ 140 – 199 mg/dL sau 2 giờ trong xét nghiệm rối loạn glucose.

Các nguyên nhân dẫn đến rối loạn dung nạp glucose

Có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần vào sự phát triển của rối loạn dung nạp glucose, bao gồm: Tình trạng thừa cân hoặc béo phì, có tiền sử gia đình về tiểu đường, mức độ hoạt động thể chất thiếu, tăng huyết áp hoặc mức cholesterol cao, tiểu đường thai kỳ.

Rối loạn dung nạp glucose là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện hiệu quả 2
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ

Các dấu hiệu nhận biết rối loạn dung nạp glucose

Các dấu hiệu của không dung nạp glucose tương đồng với triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2:

  • Cảm giác khát nước mạnh mẽ;
  • Miệng khô;
  • Sự mệt mỏi cực độ;
  • Vấn đề về thị lực;
  • Tình trạng buồn ngủ;
  • Tần suất đi tiểu tăng thường xuyên;
  • Mất khối lượng cơ bắp.

Tuy nhiên không phải ai cũng thể hiện tất cả các triệu chứng này và chúng cũng có thể không đạt mức nghiêm trọng.

Có thể bị rối loạn glucose trong trong thai kỳ không?

Mặc dù các xét nghiệm dung nạp glucose thường được thực hiện trên những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, nhưng xét nghiệm này cũng được thực hiện cho những người mang thai từ 24 đến 28 tuần.

Xét nghiệm này được sử dụng để phát hiện đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ là chẩn đoán bệnh tiểu đường ở những người đang mang thai. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin khi mang thai. Chẩn đoán này chỉ được các bác sĩ đưa ra cho những người chưa mắc bệnh tiểu đường. Đái tháo đường thai kỳ chỉ được chẩn đoán trong thời kỳ mang thai và thường biến mất sau khi sinh con. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), giữa 2% và 10% của tất cả các trường hợp mang thai ở Hoa Kỳ mỗi năm dẫn đến chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Chế độ ăn uống khi bị rối loạn dung nạp glucose

Nếu bạn đã bị rối loạn dung nạp glucose hoặc tiền tiểu đường, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một kế hoạch ăn uống lâu dài phù hợp với chính mình.

Lưu ý, tập trung vào các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước và hạn chế bổ sung đường trong chế độ ăn uống của bạn để tăng độ nhạy cảm insulin và giúp bạn giảm cân, điều này giúp đẩy lùi rối loạn dung nạp glucose và bệnh tiền đái tháo đường. Một số thực phẩm có thể kết hợp vào chế độ ăn uống như:

  • Rau xanh có nhiều lá như cải xoăn, rau bina,…
  • Rau họ Cải như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải tí hon…
  • Protein ít chất béo như thịt gà, cá, đậu phụ và gà tây…
  • Sữa ít chất béo phù hợp cho người rối loạn dung nạp glucose có thể là sữa chua không đường hoặc sữa đặc nguyên kem ít đường.Trái cây ít carbohydrat như quả mọng, bơ, dừa…
  • Chất béo tốt như dầu ô liu nguyên chất, hạt, quả hạch và bơ đậu phộng…
  • Đậu và các cây thuộc họ Đậu như đậu xanh, đậu lăng, đậu đen và đậu thận…
Rối loạn dung nạp glucose là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện hiệu quả 3
Tập trung vào các thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Cải thiện rối loạn dung nạp glucose

IGT được điều trị bằng cách thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc.

Giảm cân, tập thể dục nhiều hơn và ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh đều giúp điều trị IGT. Tập thể dục cải thiện độ nhạy của insulin và giúp tế bào tăng hấp thu glucose ở các tế bào.

Vì lí do đó, CDC khuyến cáo những người bị rối loạn dung nạp glucose hoặc tiền đái tháo đường nên giảm từ 5% đến 7% trọng lượng cơ thể và tăng cường hoạt động thể chất. Những hoạt động thể chất có thể kể đến như đạp xe, đi bộ hoặc bơi 150 phút mỗi tuần hoạt 30 phút mỗi ngày. Thừa cân và béo phì là một yếu tố nguy cơ phát triển rối loạn dung nạp glucose, tiền đái tháo đường, đái tháo đường tuýp 2, nhưng cần tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn về sức khỏe cá nhân và nguy cơ mắc đái tháo đường theo tình trạng sức khỏe.

Ngừng hút thuốc, tuân thủ giới hạn uống rượu hàng tuần được khuyến nghị và giữ huyết áp ở mức bình thường đều giúp giảm nguy cơ IGT phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2.

Một số phương pháp điều trị bằng thuốc được quy định cho IGT.

Rối loạn dung nạp glucose là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện hiệu quả 4
Tăng cường hoạt động thể chất như đạp xe giúp cải thiện tình trạng rối loạn dung nạp glucose

Phòng bệnh rối loạn dung nạp glucose

Phát hiện và điều trị sớm rối loạn dung nạp glucose có thể ứng phó và ngăn cản sự phát triển của bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch:

  • Thay đổi lối sống: Đây là một trong những chiến lược hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng rối loạn dung nạp glucose thành bệnh tiểu đường.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh: Tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng giúp bạn hiểu rõ hơn về cách xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và có lợi cho sức khỏe.
  • Giảm cân nếu thừa cân: Nếu bạn đang ở trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, việc giảm cân không chỉ giúp ngăn ngừa các tình trạng bệnh khác mà còn giảm mức đường glucose trong máu.
  • Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên: Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày và ít nhất năm ngày một tuần để tham gia các hoạt động như đi bộ, bơi lội, đạp xe, chạy bộ và nhảy. Hoạt động thể chất đều đặn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.
  • Thay đổi lối sống khác để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Ngừng hút thuốc lá, hạn chế đồ uống có cồn như rượu và bia cũng là những điều có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bài viết trên đã giới thiệu về rối loạn dung nạp glucose cũng như các cách phòng ngừa bệnh đến bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ mang lại giá trị cho độc giả.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm