Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đa số các bạn nhỏ thường rất thích được nghe bố mẹ kể chuyện cổ tích. Vậy có nên thường xuyên kể chuyện cổ tích cho bé nghe không? Hãy cùng tham khảo bài đọc sau để có thêm thông tin chi tiết về lợi ích của truyện cổ tích cho bé nhé.
Bố mẹ có biết không việc kể chuyện cổ tích cho bé không chỉ giúp con nhanh đi vào giấc ngủ mà con mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời khác. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu xem những lợi ích đó là gì nhé!
Truyện cổ tích là một loại văn học tự sự được người dân sáng tác có xu hướng hư cấu. Chúng bao gồm các thể loại như truyện cổ tích phiêu lưu, thần kỳ hoặc về thực vật, động vật.
Những câu chuyện cổ tích thường kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật dân gian hư cấu như là yêu tinh, tiên nữ, thần tiên, yêu quái, người khổng lồ, người cá, thần giữ của,... và thường có thêm yếu tố phép thuật, bùa mê. Thông qua nội dung và hình tượng nhân vật, truyện phản ánh những mối quan hệ trong xã hội nhằm mang lại giá trị nhân văn cao, giáo dục có ý nghĩa và rút ra được bài học giúp bé phát triển tư duy lành mạnh.
Sau đây là những lợi ích tuyệt vời khi con yêu thường được nghe bố mẹ kể chuyện cổ tích:
Nhân cách của trẻ nhỏ chịu sự tác động rất nhiều của yếu tố bên ngoài. Những nhân vật trong truyện cổ tích được xây dựng hình tượng như một con người hoàn hảo về mọi mặt với trí thông minh, sự dũng cảm, lòng nhân ái,… Mỗi một câu chuyện sẽ là một bài học sống động về cuộc sống với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, cách xử lý tình huống, cư xử đúng mực với người khác. Tất cả sẽ in dấu vào tâm trí con, giúp trẻ học theo những điều tốt đẹp.
Đa số trẻ nhỏ thường khó tập trung vào một việc gì đó trong một khoảng thời gian dài và chúng có xu hướng nói nhiều hơn nghe. Việc kể chuyện cổ tích cho bé không những giúp con tập trung hơn mà còn biết cách lắng nghe và thấu hiểu.
Thay vì để trẻ xem phim hoạt hình với âm thanh, hình ảnh sống động thì khi bạn kể chuyện cổ tích, bé có thể phát huy tối đa trí tưởng tượng của mình về các nhân vật, địa điểm trong câu chuyện từ đó giúp bé phát triển khả năng sáng tạo hơn, không theo khuôn mẫu.
Sau khi kể cho con nghe một câu chuyện, bạn có thể nhờ chúng miêu tả các nhân vật hoặc nhắc lại câu chuyện này trong vài ngày sau. Đây là một cách rất hay để tăng cường trí nhớ và kích thích khả năng tập trung của trẻ.
Cho dù công việc có bận rộn đến đâu, bố mẹ cũng nên dành thời kể chuyện cho con nghe thường xuyên. Trẻ được nằm trong vòng tay, cảm nhận tình yêu thương của bố mẹ cũng là cách giúp tình cảm gia đình càng trở nên gắn kết và sâu đậm hơn.
Trong kho tàng văn học có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay và ý nghĩa. Dưới đây là 3 mẫu truyện cổ tích được chúng tôi chọn lọc mà bố mẹ có thể thử tham khảo kể cho bé:
Truyện kể rằng vua Hùng Vương thứ 6 muốn tìm người nối ngôi bằng cách thử thách các con tìm ra được món bánh ngon và ý nghĩa nhất. Người con trai thứ 18 của ông là Lang Liêu đã dâng lên chiếc bánh bằng gạo nếp hình vuông và tròn tượng trưng cho trời đất, vỏ bên ngoài là gạo nếp bao bọc nhân bên trong thể hiện sự che chở của cha mẹ dành cho con cái. Vua nghe được ý nghĩa và thưởng thức thấy được vị ngon của bánh đã truyền ngôi cho chàng. Từ đó bánh chưng và bánh giầy ra đời. Câu chuyện trên dạy cho trẻ về sự tôn kính, hiếu thảo với cha mẹ. Đồng thời đề cao giá trị của lương thực, đặc biệt là lúa gạo đối với con người.
Thuở xưa, sâu trong khu rừng nọ đã diễn ra một cuộc thách đố chạy đua giữa Rùa và Thỏ. Thỏ luôn cho rằng với tốc độ của mình thì phần thắng sẽ thuộc về cậu ta. Vì sự chủ quan này mà Thỏ quyết định nằm trên cây ngủ một giấc dài. Trái lại với sự tự tin của Thỏ, Rùa luôn ý thức được bản thân mình chậm chạp nên rất cố gắng bò về đích. Và kết quả là, chú Rùa đã chiến thắng bạn Thỏ chủ quan kia. Đây là truyện cổ tích mà bố mẹ có thể mượn nó để dạy cho bé rằng không nên quá tự tin, chủ quan vào bản thân. Dù là người nhanh nhẹn nhưng suy nghĩ luôn coi thường người khác chạy chậm hơn mình sẽ phải trả cái giá đắt.
Chuyện kể về một cậu bé chăn cừu thích vui đùa giỡn với người khác bằng cách hét toáng lên “Sói đến!”. Ban đầu các bác nông dân xung quanh mỗi lần nghe thấy đều nhanh chân chạy đến giúp đỡ cậu. Tuy nhiên, sau nhiều lần bị lừa gạt họ dần không quan tâm tiếng hét của cậu ta nữa. Rồi đến một hôm gặp sói thật, cậu kêu cứu nhưng không một ai đến giúp và thế là cả đàn cừu đã bị sói ăn mất. Câu chuyện này dạy bé về chân thành, thật thà trong lời nói, không nên lừa gạt người khác vì sẽ khiến họ mất lòng tin với mình.
Vậy là chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những ý nghĩa tuyệt vời của việc kể chuyện cổ tích cho bé. Bạn có thể sử dụng một trong số ba mẫu truyện cổ tích cho bé kể trên để kể cho bé nghe mỗi đêm. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích và đặc biệt bé sẽ rất vui cho mà xem. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho quá trình dạy dỗ bé yêu nhà bạn.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.