Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Truyền dưỡng chất cho bệnh nhân ung thư không thể ăn uống

Ngày 23/06/2022
Kích thước chữ

Nhu cầu về dinh dưỡng của một bệnh nhân điều trị ung thư rất khác so với những người khỏe mạnh, hoạt động bình thường bởi vì bệnh nhân phải chống chọi các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Truyền dưỡng chất là cung cấp dinh dưỡng cho những bệnh nhân không thể ăn uống.

Chỉ định hỗ trợ dinh dưỡng có thể cải thiện thể trạng, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trong thời gian điều trị ung thư, nhưng có một số tác hại cần được xem xét trước khi quyết định sử dụng nó. Bệnh nhân và nhân viên y tế nên thảo luận về những tác hại và lợi ích của mỗi loại hỗ trợ dinh dưỡng. 

Chăm sóc bệnh nhân ung thư không thể ăn uống

Việc nạp năng lượng và hấp thu dinh dưỡng trực tiếp qua đường ăn uống luôn là tốt nhất. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng vì các vấn đề như tác dụng phụ liên quan đến bệnh ung thư hoặc đang trong điều trị ung thư cần được chỉ định hỗ trợ dinh dưỡng. Hỗ trợ dinh dưỡng là cung cấp dinh dưỡng cho những bệnh nhân không thể ăn uống hoặc tiêu hóa bình thường.

Hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào thể trạng và cơn đau của bệnh nhân:

Những bệnh nhân điều trị ung thư không có đủ dinh dưỡng qua ăn uống có thể truyền dinh dưỡng qua đường ruột (thông qua một ống thông đưa vào dạ dày hay ruột) hoặc dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch (truyền vào máu). Các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể dưới dạng chất lỏng, bao gồm: Nước, chất đạm (protein), chất béo, tinh bột (carbohydrate), vitamin và các khoáng chất.

Bệnh nhân ung thư cần hỗ trợ dinh dưỡng Bệnh nhân ung thư cần hỗ trợ dinh dưỡng

Truyền dinh dưỡng qua đường ruột

Truyền dinh dưỡng qua đường ruột hay gọi là ăn qua ống thông/xông dạ dày. Dinh dưỡng qua đường ruột là cách truyền dưỡng chất ở dạng lỏng (dưỡng chất công thức) vào người bệnh nhân thông qua một ống xông/thông được đặt vào dạ dày hoặc ruột non, bao gồm:

  • Ống thông mũi dạ dày (nasogastric tube): Ống thông truyền dưỡng chất được luồn qua mũi, xuống họng vào dạ dày hoặc ruột non của bệnh nhân. Loại ống này thường được sử dụng khi dinh dưỡng cần bổ sung qua đường ruột trong vài tuần.
  • Ống thông dạ dày (gastrostomy tube) hoặc ống thông tá tràng (jejunostomy tube): Ống thông truyền dưỡng chất được đưa vào dạ dày hoặc ruột non (tương ứng) thông qua một lỗ được tạo ra trên bụng (thành bụng). Loại ống này thường được sử dụng để cung cấp thức ăn qua đường ruột dài hạn hoặc cho những bệnh nhân không thể dùng ống xông qua trong mũi và họng.

Dưỡng chất truyền vào cơ thể bệnh nhân qua ống thông là dưỡng chất công thức. Đây là loại công thức dinh dưỡng được sử dụng là dựa trên nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh đặc biệt như bệnh tiểu đường, bệnh cao mỡ máu,… Dinh dưỡng có thể được đưa vào cơ thể liên tục hoặc chia nhỏ thành 3 – 6 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 chén.

Dinh dưỡng qua đường ruột đôi khi được sử dụng khi bệnh nhân có thể ăn một lượng nhỏ thức ăn qua đường miệng nhưng không đủ để duy trì sức khỏe. Chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể qua ống thông có thể tăng thêm năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe.

Đôi khi, sau điều trị bệnh nhân xuất viện và được về chăm sóc tại nhà vẫn được bác sĩ chỉ định hỗ trợ truyền dinh dưỡng qua đường ruột.

Truyền dinh dưỡng qua đường ruột Truyền dinh dưỡng qua đường ruột

Truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch

Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch đưa chất dinh dưỡng trực tiếp vào máu

Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch được sử dụng khi bệnh nhân không thể hấp thụ thức ăn bằng ăn uống thông thường hoặc bằng ống xông/thông nói trên. Phương pháp này bỏ qua hoạt động của dạ dày hoặc ruột để tiêu hóa thức ăn. Các chất dinh dưỡng được truyền trực tiếp vào máu bệnh nhân, thông qua đường truyền tĩnh mạch (ống thông mỏng luồn vào tĩnh mạch). Những chất dinh dưỡng này bao gồm chất đạm (protein), chất béo, vitamin và các khoáng chất.

Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch thường chỉ được sử dụng ở những bệnh nhân cần hỗ trợ dinh dưỡng trong thời gian ngắn, khoảng hơn năm ngày.

Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch truyền thẳng vào máu bệnh nhân Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch truyền thẳng vào máu bệnh nhân

Ống thông có thể được đặt vào mạch máu trên ngực hoặc ở cánh tay

Một ống thông tĩnh mạch trung tâm (central venous catheter):

  • Vị trí ống thông thường được đặt dưới da và đi vào một tĩnh mạch lớn ở ngực, cổ hoặc vùng bẹn.
  • Loại ống thông này có thể được sử dụng để đưa dinh dưỡng vào cơ thể dài hạn.

Một ống thông tĩnh mạch ngoại vi (peripheral venous catheter):

  • Vị trí ống thông thường được đặt vào tĩnh mạch ở cánh tay.
  • Loại ống thông này thường được sử dụng để đưa dinh dưỡng vào cơ thể ngắn hạn.

Tuy nhiên cần thận trọng kiểm tra thường xuyên tại nơi ống thông đi vào cơ thể để sớm phát hiện nhiễm trùng hoặc chảy máu.

Việc kết thúc hỗ trợ dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch cần được giám sát y tế

Việc kết thúc hỗ trợ dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch cần phải được thực hiện từ từ và được giám sát bởi nhóm chăm sóc sức khỏe. Liều lượng dinh dưỡng tiêm qua đường tĩnh mạch cần được giảm từng tí một theo thời gian cho đến khi dừng hẳn hoặc tới khi bệnh nhân chuyển qua sử dụng dinh dưỡng qua đường ruột hoặc đường miệng.

Ly Nguyễn

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin