Tự nhiên bị bầm tím ở mắt là do đâu và cách khắc phục
Ngày 21/07/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Vết bầm tím ở mắt là vết bầm tím ở mô dưới da quanh mắt. Hầu hết các vết bầm tím ở mắt đều nhẹ và biến mất sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vết bầm tím ở mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo chấn thương nghiêm trọng ở mắt hoặc não. Tự nhiên bị bầm tím ở mắt không rõ nguyên nhân khiến người bị lo lắng. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng này thì tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị.
Tự nhiên bị bầm tím ở mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy từng trường hợp mà có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến thị lực, vì vậy nhiều người lo ngại và muốn tìm hiểu tự nhiên bị bầm tím ở mắt nguyên nhân do đâu. Mời bạn hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây!
Tình trạng tự nhiên bị bầm tím ở mắt là do đâu?
Trên thực tế, vết bầm tím ở mắt không tự nhiên xảy ra. Sự xuất hiện của vết bầm tím quanh mắt chủ yếu xảy ra do chấn thương nghiêm trọng trên mặt, có thể do va đập với một vật thể cứng, đôi khi là biến chứng của một số loại phẫu thuật nha khoa và thẩm mỹ. Tuy nhiên, những vết bầm tím này chỉ kéo dài vài ngày rồi tự khỏi.
Ngoài ra, bầm tím ở cả hai mắt có thể liên quan đến vỡ hộp sọ hoặc các loại chấn thương khác ở đầu. Lúc này, bệnh nhân phải được điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số nguyên nhân tự nhiên bị bầm tím ở mắt thường gặp như là:
Các loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid và corticosteroid làm giảm khả năng đông máu. Điều này có thể dẫn đến chảy máu từ các mạch máu và tích tụ dưới da.
Rối loạn chảy máu hoặc đông máu: Giảm tiểu cầu, thiếu hụt yếu tố V có thể gây ra các vết bầm tím mà không do tác động nào.
Nhiễm trùng: Nhiễm trùng huyết là tình trạng gây tích tụ chất độc trong máu hoặc mô. Những người bị nhiễm trùng huyết thường xuất hiện các đốm máu trên da hoặc các vùng màu tím. Nếu không được điều trị, có thể tạo thành những vết bầm tím lớn hơn, còn được gọi là ngộ độc máu, nhiễm trùng huyết cần được cấp cứu ngay lập tức.
Chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin có thể dẫn đến vết bầm tím do tai nạn. Đặc biệt là thiếu vitamin C và K có thể dẫn đến thoái hóa mô và bầm tím. Thiếu vitamin C, K dẫn đến bệnh còi, chảy máu nướu răng, rụng móng và răng, suy tim,...
Khi bị tổn thương, gan hoặc thận ngừng sản xuất các protein cần thiết cho quá trình đông máu. Ví dụ, xơ gan sẽ có triệu chứng là vết bầm tím kèm theo mệt mỏi, chán ăn, đau bụng và buồn nôn. Người bị bệnh thận thường dễ bị bầm tím do da mất tính đàn hồi. Nếu nghi ngờ mắc bệnh gan, thận, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Những triệu chứng đi kèm bầm tím ở mắt là gì?
Nếu vùng mắt bị thương, da sẽ sưng tấy. Khi vết sưng lan rộng, màu da thay đổi từ màu đỏ sau đó chuyển dần sang xanh, tím và có thể là đen. Vết thâm ở mắt thường kéo dài vài ngày rồi khỏi. Trong thời gian này, các vệt đỏ có thể xuất hiện trong mắt (xuất huyết dưới kết mạc), thường biến mất trong vòng 2 - 3 tuần.
Bên cạnh đó ,bạn có thể cảm thấy đau tại vị trí vết thương hoặc chỉ đau khi chạm vào. Ngoài ra, rối loạn thị giác như mờ mắt cũng có thể xảy ra.
Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Vết bầm tím ở mắt thường tự biến mất trong vòng 1 - 2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mắt bầm tím có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế.
Đối với mắt bầm tím do vết thương ở đầu, bác sĩ phải đảm bảo không có vết nứt sọ hoặc cục máu đông ảnh hưởng đến các cấu trúc quan trọng khác như mắt, cũng như không bị sưng hoặc chảy máu não. Người bệnh nên đi cấp cứu ngay khi bạn có các triệu chứng sau:
Chảy máu cam hoặc chảy máu tai.
Chảy máu mắt hoặc không thể di chuyển mống mắt.
Bầm tím ở cả hai mắt, thường liên quan đến nứt hộp sọ.
Mất ý thức trong một thời gian sau tai nạn.
Co giật hoặc nôn.
Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu bạn có vấn đề về thị lực:
Suy giảm thị lực.
Rối loạn thị giác trong thời gian ngắn.
Cảm giác khó chịu, ngứa, có dị vật trong mắt.
Khó đảo mắt.
Nhức đầu kéo dài hơn 2 ngày.
Cần làm gì khi tự nhiên bị bầm tím ở mắt?
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ kiểm tra vết bầm tím và hỏi triệu chứng kèm theo vết bầm tím cũng như nguyên nhân. Bác sĩ cũng dùng đèn khe chiếu ánh sáng vào bên mắt bị thương để kiểm tra thị lực. Nếu nghi ngờ có vết nứt ở hộp sọ, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp CT và chụp X-quang đầu. Nếu nghi ngờ chấn thương mắt, bác sĩ sẽ nhỏ một loại thuốc đặc biệt vào mắt để kiểm tra vết trầy xước.
Tự nhiên bị bầm tím ở mắt cần làm gì?
Để giảm bầm tím mắt, bác sĩ sẽ khuyên chườm lạnh hoặc dùng paracetamol. Nếu nghi ngờ có chấn thương nghiêm trọng hơn như gãy xương mặt, bạn sẽ được chuyển đến chuyên khoa khác như:
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, thẩm mỹ hoặc các chuyên khoa liên quan khác với vết thương nghiêm trọng trên mặt
Một số biện pháp khắc phục mắt bị bầm tím và sưng tấy tại nhà như là:
Chườm lạnh: Chườm lạnh trong 24 giờ đầu giúp hạ nhiệt độ vùng mắt nhanh nhất.
Chườm nóng: Sau một hoặc hai ngày chườm lạnh, hãy thử chườm ấm lên vùng bị thương để tăng lưu lượng máu đến vùng đó và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết bầm tím.
Massage mắt: Massage nhẹ nhàng quanh mắt để kích hoạt hệ thống bạch huyết gần vết bầm tím và đẩy nhanh quá trình chữa lành.
Thêm dứa vào chế độ ăn uống: Loại trái cây này chứa hỗn hợp các enzyme làm giảm viêm và tăng tốc độ chữa lành vết thương, giúp vết bầm tím biến mất nhanh hơn.
Thực phẩm vitamin C: Vitamin C giúp vết bầm tím lành nhanh hơn.
Tự nhiên bị bầm tím ở mắt hiếm thông thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không tự biến mất sau vài tuần, hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác. Một số rối loạn đông máu, bệnh lý, thuốc hoặc quá trình lão hóa là nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Tuy nhiên, nếu bạn gặp các triệu chứng khác ngoài vết bầm tím ở mắt tự phát, thì nên can thiệp y tế ngay lập tức.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.