Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ù tai chóng mặt uống thuốc gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc, nhằm tìm ra loại thuốc điều trị nhanh chóng và dứt điểm tình trạng này.
Bạn thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, hoặc sau khi vận động mạnh? Tình trạng này có nguy hiểm không, có tự khỏi được không? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu bệnh ù tai chóng mặt uống thuốc gì?
Trước khi tìm hiểu ù tai chóng mặt uống thuốc gì thì việc nắm được các thông tin, triệu chứng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn.
Hoa mắt chóng mặt ù tai là một trong những biểu hiện khi con người làm việc với cường độ cao, căng thẳng kéo dài hoặc làm việc lâu trong một tư thế. Thông thường, hiện tượng này chỉ xuất hiện chớp nhoáng trong vài giây. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng đi kèm, bao gồm: Đầu óc quay cuồng, choáng váng, đứng không vững, buồn nôn, mệt mỏi, chân tay lạnh toát…
Hoa mắt chóng mặt kèm theo ù tai
Khi gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt ù tai, người bệnh sẽ xuất hiện một số các triệu chứng điển hình như:
Tùy từng mức độ của bệnh mà bạn có thể thực hiện những phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể như:
Ở tình trạng này, bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện như: Hoa mắt, cảm giác hơi choáng váng, đặc biệt là khi thay đổi tư thế (nằm, ngồi, đứng).
Thuốc Cinnarizin điều trị hoa mắt chóng mặt
Trong trường hợp này, người bệnh có thể tham khảo loại thuốc Cinnarizin: Sử dụng uống 3 lần một ngày, mỗi lần 1 viên 25mg, uống liền trong 5 - 7 ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý không nên đột ngột thay đổi vị trí. Thay vào đó nên thực hiện các vận động nhẹ nhàng, tránh bị mất thăng bằng.
Bệnh cạnh việc dùng thuốc, người bệnh còn có thể kết hợp với một số biện pháp chữa trị tại nhà như: Châm cứu, ấn huyệt, dùng cao dán, tập yoga, hoặc sử dụng những bài thuốc dân gian…
Tình trạng ù tai chóng mặt ở mức trung bình sẽ có triệu chứng rõ nét hơn so với thể nhẹ. Cụ thể như: Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, chóng mặt, ù tai khi thay đổi tư thế. Đôi khi triệu chứng còn xuất hiện ngay khi người bệnh đang đi, khiến cho cơ thể bị mất thăng bằng, lảo đảo đứng không vững, nhìn mọi vật không còn cố định hoặc kèm cảm giác buồn nôn.
Những trường hợp này nguyên nhân lớn là do huyết áp cơ thể ở mức thấp (dưới 90/60mmHg). Lúc này, để giải quyết vấn đề, ta có thể dùng bài thuốc sau:
Uống nước gừng tươi giảm ù tai chóng mặt
Ngoài bài thuốc trực tiếp, bạn cũng có thể điều trị lâu dài bằng các loại thuốc Tây như: Diphenhydramin (bid: nautamine), Dimenhydrinat (bid: dramamine). Sử dụng 1 viên 10mg/lần, uống 2 lần/ngày. Sau khoảng 1 - 2 ngày, nếu tình trạng chóng mặt đã đỡ thì chuyển sang dùng Cinnarizin với liều dùng 1 viên/lần x 3 lần/ngày, uống trong 5 - 7 ngày.
Tình trạng này do di chứng của một số bệnh lý để lại, khiến người bệnh cảm thấy:
Ngay trong lúc xuất hiện tình trạng, bạn cần uống ngay loại thuốc chữa có tác dụng nhanh. Đồng thời, ngồi im một vị trí, tránh di chuyển hay thay đổi tư thế nếu không cần thiết. Ngoài ra, cũng có thể cho người bệnh uống nước gừng hoặc Oresol để chống mất nước và tăng huyết áp. Cuối cùng là đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ, nếu tình trạng chóng mặt không thuyên giảm.
Hiện nay, trong điều trị chóng mặt ù tai thể năng, nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất là:
Bên cạnh đó, để tăng tính hiệu quả trong quá trình điều trị chóng mặt ù tai, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, bạn nên sử dụng nhóm thuốc chữa chóng mặt từ các hãng dược phẩm uy tín, chất lượng. Tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Chóng mặt hoa mắt ù tai là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc rằng ù tai chóng mặt uống thuốc gì? Hy vọng, qua đây bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích, tìm được một phương pháp điều trị hữu hiệu, phù hợp.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.