Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những khối u tế bào mầm buồng trứng sẽ phát triển ngay chính trong buồng trứng của phụ nữ và đa phần những u này đều lành tính, có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Một số ít trường hợp chị em bị u ác tính, khi đó bác sĩ chuyên khoa sẽ tùy kích thước khối u, giai đoạn của chúng để có phác đồ phù hợp.
U tế bào mầm buồng trứng không xa lạ với chị em phụ nữ, ai cũng có khả năng mắc phải và không thể ngăn ngừa. Do đó, khám sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất để giúp bảo vệ sức khỏe lẫn cơ thể trước những nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn mà không hề hay biết. May mắn là phần lớn u tế bào mầm buồng trứng đều lành tính. Nếu ác tính, tỷ lệ sống sót đối với các khối u tế bào mầm là khoảng 93%.
Trong hệ thống sinh sản của chị em phụ nữ, buồng trứng là một phần quan trọng, giữ nhiệm vụ sản xuất trứng và nội tiết tố nữ.
U tế bào mầm buồng trứng phát triển từ những tế bào mầm nguyên thủy của các tuyến sinh dục phôi thai. Như đã nói, phần lớn khối u tế bào mầm buồng trứng đều lành tính (không phải ung thư), chỉ tỷ lệ rất nhỏ trường hợp gặp phải khối u ác tính (ung thư). Thông thường, khối u tế bào mầm buồng trứng sẽ phát triển chủ yếu với những phụ nữ trẻ độ tuổi dưới 20 tuổi, và chỉ xuất hiện ở một buồng trứng. Phụ nữ lớn tuổi cũng có khả năng phát triển u tế bào mầm buồng trứng nhưng hiếm hơn nhiều.
Trường hợp phụ nữ bị u tế bào mầm buồng trứng ác tính, phương pháp chữa trị có thể là phẫu thuật hoặc hóa trị. Bác sĩ chuyên khoa dựa trên kích thước khối u cũng như mức độ di căn của chúng đến các bộ phận khác của cơ thể để đưa ra chỉ định chính xác và phù hợp từng trường hợp cụ thể. Điều đáng mừng là khối u tế bào mầm buồng trứng đều có thể điều trị được.
Theo thống kê, tỷ lệ khối u tế bào mầm buồng trứng ác tính là hiếm. Đây là một dạng của ung thư buồng trứng, chỉ chiếm dưới 5% tổng số ca mắc ung thư buồng trứng. Ngoài ra, ước tính khoảng 20 - 25% tổng trường hợp bị khối u buồng trứng lành tính được xác định là khối u tế bào mầm.
Khối u tế bào mầm buồng trứng có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất trong đó bao gồm các loại sau đây:
Trên thực tế, dấu hiệu của u tế bào mầm buồng trứng ác tính thường khó phát hiện cho đến khi ung thư tiến triển. Dưới đây là một số triệu chứng của u tế bào mầm buồng trứng ác tính bạn có thể tham khảo:
Triệu chứng đầu tiên của khối u tế bào mầm buồng trứng ác tính đó chính là gây khó chịu vùng chậu, chuột rút và đau vùng buồng trứng.
Bụng phình to, kèm theo có tăng cân ở các vùng khác trên cơ thể phụ nữ trẻ và thiếu nữ cảnh báo nguy cơ khối u tế bào mầm buồng trứng.
Khối u tế bào mầm buồng trứng có thể khiến người bệnh gặp cảm giác buồn nôn, cảm giác không muốn ăn, khó ăn, thậm chí chán ăn.
Người bệnh có thể gặp phải tình trạng thay đổi thói quen đi tiêu, cụ thể là táo bón.
Chảy máu âm đạo bất thường là một trong những triệu chứng của các khối u tế bào mầm mặc dù ít phổ biến. Nhiều chị em đôi khi nhầm lẫn chảy máu âm đạo với chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Tuy nhiên, lưu ý là chảy máu âm đạo bất thường do khối u tế bào mầm buồng trứng sẽ không giống khi hành kinh. Với những phụ nữ lớn tuổi bị khối u tế bào mầm buồng trứng có thể bị chảy máu sau khi đã mãn kinh.
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành phân loại bệnh thông qua quy trình gọi là phân giai đoạn. Chuyên gia y tế sẽ thực hiện đo kích thước của khối u, đồng thời tiến hành xem xét vị trí của nó để xác định khối u hiện có lan sang những mô lân cận hay những bộ phận khác của cơ thể hay chưa.
Để có kết quả chính xác, bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm như chụp CTscan,...
Nhìn chung, nếu là khối u tế bào mầm giai đoạn 1 thì lúc này ung thư chưa lan ra ngoài buồng trứng, ống dẫn trứng, ổ bụng. Nhưng trường hợp đã ở giai đoạn 2 đến 4, điều này đồng nghĩa với việc khối u ung thư đã phát triển hơn và kích thước chúng cũng lớn hơn. Đa số trường hợp vào giai đoạn này khối u đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Sau khi đã hiểu u tế bào mầm buồng trứng là gì, triệu chứng cùng các giai đoạn của bệnh lý này ra sao, một câu hỏi mà hầu như người bệnh nào cũng quan tâm đó là: U tế bào mầm buồng trứng có điều trị được không?
Trên thực tế, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đầu tiên là việc xác định khối u là lành tính hay ác tính, từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Với u tế bào lành tính, bác sĩ sẽ loại bỏ chúng bằng phương pháp phẫu thuật. Một số trường hợp khi cắt bỏ khối u, nếu cần thiết bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ buồng trứng hoàn toàn (hoặc một phần). Khả năng tái phát của khối u lành tính hiếm khi xảy ra sau khi đã phẫu thuật loại bỏ chúng.
Trường hợp khối u ác tính, phương pháp điều trị bác sĩ đưa ra sẽ còn tùy thuộc vào loại khối u và giai đoạn của bệnh. Có bệnh nhân sẽ được đề nghị quan sát sau khi khối u được loại bỏ bằng phẫu thuật qua các buổi thăm khám định kỳ.
Thông thường, với các khối u tế bào mầm buồng trứng ác tính sẽ xử lý thông qua những cách sau đây:
Tóm lại, không thể ngăn ngừa u tế bào mầm buồng trứng xuất hiện. Tuy nhiên, khám sức khỏe định kỳ giúp gia tăng cơ hội phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, có đánh giá kịp thời để giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.