Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp băn khoăn: Hóa trị ung thư là gì và mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu?

Ngày 16/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư hiệu quả, được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp điều trị này. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hóa trị, đồng thời giải đáp thắc mắc mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu.

Trên thực tế, để nâng cao hiệu quả của việc điều trị ung thư thì các bác sĩ thường chỉ định kết hợp thêm một số phương pháp điều trị ung thư khác như xạ trị, liệu pháp miễn dịch và phẫu thuật… Tuy nhiên, vấn đề được nhiều độc giả quan tâm hiện nay đó là mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu. Cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về phương pháp hóa trị ung thư là gì

Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại hóa chất và thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư đồng thời giảm kích thước khối u ác tính cũng như cải thiện đáng kể triệu chứng bệnh.

Chỉ định và chống chỉ định của hóa trị

Tùy vào mục đích điều trị mà hóa trị được chia làm nhiều loại nhỏ, chỉ định cho người bệnh trong từng trường hợp cụ thể:

  • Hóa trị tân bổ trợ hay hóa trị trước phẫu thuật: Mục đích nhằm thu nhỏ kích thước của khối u, từ đó giúp việc phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn.
  • Hóa trị bổ trợ hay hóa trị sau phẫu thuật giúp tiêu diệt các tế bào ung thư đã di căn sang những bộ phận khác hoặc còn sót lại mà các biện pháp chẩn đoán không tìm thấy được.
  • Hóa trị củng cố có tác dụng duy trì sự ổn định bệnh cho người bệnh mắc ung thư sau mỗi đợt điều trị.
  • Hóa trị duy trì có tác dụng kéo dài thời gian sống cho người bệnh ung thư.
  • Hóa trị giảm triệu chứng áp dụng cho những trường hợp ung thư giai đoạn muộn với mục đích là giảm nhẹ các triệu chứng đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Hóa trị ung thư chống chỉ định đối với những trường hợp người bệnh có thể trạng yếu, chống chỉ định tạm thời đối với các trường hợp như phụ nữ mang thai, suy thận, suy tim hay rối loạn đông máu…

Giải đáp băn khoăn: Hóa trị ung thư là gì và mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu? 1
Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư được áp dụng rộng rãi hiện nay

Đường dùng

Thuốc hóa trị chủ yếu được truyền vào cơ thể người bệnh thông qua đường uống và đường tiêm truyền. Ngoài ra, một số đường dùng hóa chất khác có thể kể đến như đường màng phổi, màng bụng, bàng quang, tủy sống… Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, thể trạng của bệnh nhân cũng như giai đoạn bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc hóa trị phù hợp.

Thời điểm thích hợp để bắt đầu điều trị hóa chất

Thông thường, hóa chất sẽ được thực hiện trước hoặc sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, trên thực tế, thời điểm phù hợp nhất để bắt đầu hóa trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thể trạng của người bệnh có tốt hay không, thời gian người bệnh ổn định sức khỏe từ lần điều trị hóa trị trước đó…

Mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu?

Mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu đang là vấn đề được rất nhiều độc giả quan tâm hiện nay.

Trên thực tế, điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị sẽ chia thành nhiều đợt và giữa các đợt hóa trị người bệnh sẽ có khoảng thời gian nghỉ nhất định để hồi phục sức khỏe. Một câu hỏi đặt ra: Mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu?

Mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu phụ thuộc vào phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra dựa trên tình trạng bệnh cụ thể của từng người và số đợt hóa trị cũng vậy.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, yếu tố quyết định mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu và số đợt hóa trị bao gồm: Tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh, kích thước của khối u, loại hóa chất sử dụng, mục đích của điều trị hóa trị và mức độ đáp ứng điều trị của từng người.

Giải đáp băn khoăn: Hóa trị ung thư là gì và mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu? 2
Mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Tác dụng phụ thường gặp khi thực hiện hóa trị

Cùng với thắc mắc mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu thì tác dụng phụ khi thực hiện hóa trị cũng là chủ đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay.

Trên thực tế, không phải ai cũng gặp phải tác dụng phụ khi điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị và cũng không phải người bệnh nào cũng sẽ gặp các tác dụng phụ giống nhau. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào phác đồ điều trị, loại hóa chất, liều lượng, độ tuổi và sức khỏe toàn thân của người bệnh.

Dưới đây là một số tác dụng phụ của hóa chất trong điều trị ung thư có thể gặp phải khi thực hiện hóa trị, bạn đọc hãy tham khảo nhé:

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn là tác dụng phụ nhiều người gặp phải sau thực hiện hóa trị ung thư. Để cải thiện triệu chứng này, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống, ví dụ như chia nhỏ các bữa ăn, thay vì ăn 3 bữa lớn thì chia thành 5 - 6 bữa nhỏ một ngày, ăn chậm nhai kỹ, không uống nước khi ăn… 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước ép táo hoặc trà gừng. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn đấy.

Giải đáp băn khoăn: Hóa trị ung thư là gì và mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu? 3
Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ phổ biến sau hóa trị

Giảm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

Bản chất của hóa chất dùng trong hóa trị là thuốc diệt các tế bào sinh sản nhanh và tế bào máu là những tế bào sản sinh liên tục. Chính vì thế, trong quá trình hóa trị, các tế bào này cũng chịu không ít những tác động bởi hóa chất.

Vì vậy, sau khi thực hiện hóa trị, người bệnh có thể bị giảm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu với các biểu hiện như da xanh xao, cơ thể mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, xuất huyết dưới da và nội tạng, dễ bị nhiễm trùng... Đây là một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng mà người bệnh sau hóa trị có thể phải đối mặt.

Rụng tóc, rụng lông và sạm da

Trên thực tế, rất nhiều người bệnh sau khi hóa trị xong bị rụng tóc, thậm chí nhiều trường hợp rụng hết tóc, tuy nhiên cũng có một số ít không bị rụng tóc. Việc người bệnh có bị rụng tóc hay không còn phụ thuộc vào loại hóa chất sử dụng trong hóa trị. Bên cạnh đó, một số trường hợp người bệnh sau hóa trị bị sạm da, móng tay bị ố vàng và teo lại.

Giải đáp băn khoăn: Hóa trị ung thư là gì và mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu? 4
Người bệnh có thể bị rụng tóc sau hóa trị ung thư

Một số tác dụng phụ khác

Bên cạnh những tác dụng phụ kể trên, người bệnh sau hóa trị còn có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ khác như:

  • Chán ăn, táo bón và rối loạn tiêu hóa.
  • Giảm tập trung, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng phản xạ.
  • Viêm loét niêm mạc miệng.
  • Thay đổi vị giác, thay đổi tính nết.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Mệt mỏi và giảm vận động.
  • Một số trường hợp người bệnh cảm thấy tê và châm chích ở các đầu chi.
  • Sau hóa trị ung thư, nữ giới có thể bị rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ quan sinh dục và đối với phụ nữ mang thai thì ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi.

Trên thực tế, sau một thời gian dừng hóa trị thì các tác dụng phụ này sẽ dần biến mất. Trong trường hợp các triệu chứng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để có hướng khắc phục kịp thời.

Để có thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng, giảm mệt mỏi, đồng thời cải thiện các tác dụng phụ của hóa trị ung thư, bạn có thể tham khảo thêm dòng sản phẩm Cumargold Kare. Đây là dòng sản phẩm bảo vệ sức khỏe duy nhất được Unesco vinh danh và Bộ Khoa học Công nghệ cấp bằng sáng chế, được đánh giá là rất tốt cho người bệnh sau điều trị hóa trị.

Giải đáp băn khoăn: Hóa trị ung thư là gì và mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu? 5
Cumargold Kare - giải pháp hỗ trợ người bệnh ung thư, ung bướu

Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh chủ đề hóa trị ung thư mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu, đồng thời có cái nhìn chính xác hơn về phương pháp điều trị ung thư này. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe và hãy tiếp tục đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu bạn nhé.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm