Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

U thần kinh trung ương ở trẻ em: Những điều không thể bỏ qua

Ngày 04/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

U thần kinh trung ương ở trẻ em đang ngày càng bùng phát với những hệ lụy vô cùng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu xem u thần kinh trung ương là căn bệnh gì.

Theo một báo cáo gần đây tại Hoa Kỳ, có đến hơn 5.700 bệnh nhân mắc u thần kinh trung ương là trẻ dưới 20 tuổi. Các bác sĩ đã khuyến nghị đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng không ít các bậc cha mẹ vẫn chưa hiểu hết về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin bổ ích giúp bệnh nhi và gia đình phối hợp với bác sĩ tốt hơn trong quá trình điều trị. 

U thần kinh trung ương là gì? 

Theo giải thích của các chuyên gia, u thần kinh trung ương không phải là tên gọi của một căn bệnh mà chỉ là cụm từ chung để chỉ các bệnh lý gây nên khối u ở não và hệ thần kinh trung ương. 

Tình trạng này xảy ra khi các tế bào bình thường ở não hoặc tủy sống bị thay đổi, phát triển và nhân lên quá mức và tạo thành các khối bất thường. U thần kinh trung ương không nhất thiết là các u ác tính, mà chúng vẫn có thể là các loại u lành tính. Một khối u chỉ được công nhận là có khả năng gây ung thư khi nó có tính chất ác tính, nghĩa là nó có khả năng phát triển nhân lên không thể kiểm soát được. Từ đó, xâm lấn và lây lan tới các cơ quan khác của cơ thể. Ngược lại, khối u lành tính vẫn có thể phát triển, nhân lên nhưng không xâm lấn và không di căn vào các tế bào khác.

U thần kinh trung ương ở trẻ em - Những điều không thể bỏ qua! 1 U thần kinh trung ương có thể lành tính hoặc ác tính

Phân loại u thần kinh trung ương ở trẻ em

Trên thực tế, có rất nhiều loại u thần kinh trung ương, được chia thành các loại phổ biến như sau: 

U tế bào hình sao 

U tế bào hình sao thuộc nhóm u thần kinh trung ương hình thành bởi các tế bào hình sao. Khi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, các tế bào hình sao sẽ hình thành nên các mô sẹo. Đây chính là thời điểm mà các tế bào hình sao trở nên bất thường, phát triển, nhân lên và tập hợp lại thành khối bất thường.

Đối với u tế bào hình sao có độ ác tính thấp, bác sĩ sẽ tư vấn và giúp cha mẹ lựa chọn phương pháp điều trị cho con. Các phương pháp chữa u thần kinh trung ương phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là: Phẫu thuật, hóa trị và xạ trị hoặc kết hợp linh hoạt các phương pháp điều trị này. Việc quyết định chữa trị theo hướng nào còn phụ thuộc vào vị trí của khối u, mức độ đơn giản có thể loại bỏ được bằng phẫu thuật và số tuổi của trẻ. 

U thần kinh đệm thân não 

U thần kinh đệm thân não là một loại u thần kinh trung ương bắt nguồn từ sự thay đổi của các tế bào ở thân não, nhân lên ngoài tầm kiểm soát tạo thành khối bất thường. Thông thường, đây là loại u ác tính ở mức độ cao, có khả năng nhân lên, xâm lấn và di căn rất nhanh. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ u thần kinh đệm thân não là loại khu trú và phát triển và nhân lên chậm hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. 

Để điều trị u thần kinh đệm thân não, bệnh nhi thường được chỉ định tiến hành phương pháp xạ trị.

U thần kinh trung ương ở trẻ em - Những điều không thể bỏ qua! 2 U thần kinh đệm thân não thuộc nhóm u thần kinh trung ương 

U tế bào mầm 

Tế bào mầm là những tế bào đặc biệt, được hình thành trong quá trình phát triển phôi thai, sau này sẽ biệt hóa thành trứng ở buồng trứng ở nữ giới và tinh trùng trong tinh hoàn ở nam giới. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, khi phôi thai phát triển, các tế bào mầm di chuyển tới các bộ phận khác của cơ thể hình thành nên khối u. Còn lại hầu hết u thần kinh trung ương sẽ phát triển ngay trên bộ phận sinh dục của trẻ. 

May mắn là buồng trứng của trẻ nữ và tinh hoàn ở trẻ nam là những vị trí dễ tiếp cận khối u nhất trên cơ thể. Vì vậy, phẫu thuật cắt bỏ khối u luôn là phương pháp được các bác sĩ ưu tiên hàng đầu.

U màng não thất

Đây là một loại u não hiếm gặp, có tính chất ác tính. U màng não thất bắt nguồn từ các tế bào lát. Dù u màng não thất có thể xuất hiện ở bất kì đâu trong não bộ hoặc tủy sống, nhưng phổ biến nhất vẫn là khối u ở vùng tiểu não. U màng não thất có thể cản trở dòng chảy của dịch não tủy, gây nên hiện tượng não úng thủy. Trẻ em không may bị não úng thủy thường biểu hiện các triệu chứng như: Đau đầu, buồn nôn, nôn, nhìn mờ và khó đi lại.

Điều trị u màng não thất bao gồm phẫu thuật và xạ trị. Hóa trị cũng có thể sử dụng cho trẻ nhỏ có u màng não thất. Nó được sử dụng trong một thời gian ngắn giúp thu nhỏ khối u để sau đó có thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật.

U nguyên tủy bào

U nguyên tủy bào là một loại u não, có nguồn gốc từ nhiều tế bào khác nhau của tiểu não. U nguyên tủy bào thường gặp nhất là ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ em dưới 10 tuổi. Các phương pháp điều trị u nguyên bào tủy bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

U thần kinh trung ương ở trẻ em - Những điều không thể bỏ qua! 3 U nguyên tủy bào thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi

Tỷ lệ sống sót khi mắc u thần kinh trung ương là bao nhiêu? 

Sau bệnh ung thư bạch cầu, u não hay u hệ thần kinh trung ương là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở trẻ em và chiếm khoảng 26% các bệnh ung thư ở trẻ em dưới 15 tuổi. Trẻ em có thể mắc phải các loại u hệ thần kinh trung ương khác nhau. Vì vậy, tỷ lệ sống sót của mỗi trường hợp là hoàn toàn khác nhau. 

Tuy nhiên, bạn cần nhớ là số liệu thống kê về tỷ lệ sống sót của trẻ u hệ thần kinh trung ương chỉ mang tính chất ước tính. Ước tính này được đưa ra từ dữ liệu về số trẻ u hệ thần kinh trung ương ở Hoa Kỳ mỗi năm. Ngoài ra, các chuyên gia còn tính đến số liệu thống kê tỷ lệ sống sót sau năm năm. Do vậy, số liệu thống kê hằng năm không có nghĩa là kết quả chẩn đoán và điều trị tốt hơn so với thời gian dưới năm năm ở trẻ em.

U thần kinh trung ương ở trẻ em - Những điều không thể bỏ qua! 4 Tỷ lệ sống sót của bệnh là rất khó để đánh giá, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau 

Trên đây là những kiến thức cơ bản mà cha mẹ không thể bỏ qua về u thần kinh trung ương ở trẻ em. Bạn nên cho trẻ khám bệnh định kỳ 6 tháng/lần để giám sát được toàn bộ những biến đổi trong cơ thể của trẻ. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm