Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khối u hệ thần kinh trung ương ở trẻ em: Thống kê

Ngày 22/07/2022
Kích thước chữ

Đến nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về khối u hệ thần kinh trung ương ở trẻ em là căn bệnh như thế nào. Để giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

Khối u hệ thần kinh trung ương ở trẻ em không phải là tên một bệnh, mà đây là một nhóm bệnh, bao gồm cả u lành tính và ác tính. Để tìm hiểu thêm Khối u hệ thần kinh trung ương ở trẻ em hãy Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Khối u hệ thần kinh trung ương là gì?

Khối u hệ thần kinh trung ương ở trẻ em: thống kê 1 Khối u hệ thần kinh trung ương hình thành khi các tế bào bình thường bị thay đổi và nhân lên quá mức

U thần kinh trung ương hình thành khi các tế bào bình thường ở não hoặc tủy sống bị thay đổi, phát triển và nhân lên quá mức từ đó tạo thành khối bất thường. U thần kinh trung ương không nhất thiết là các u ác tính, mà chúng vẫn có thể là lành tính. Một khối u là ung thư khi nó có tính chất ác tính, nghĩa là nó có khả năng phát triển nhân lên không thể kiểm soát được. Từ đó gây xâm lấn và lan tới các phần khác của cơ thể (di căn). Một khối u là lành tính khi nó có thể phát triển, nhân lên nhưng không xâm lấn và không di căn vào các tế bào khác.

U sợi thần kinh có thể gây ra rất nhiều vấn đề trong quá trình nhận thức và vận động có thể bị tác động. Điều trị u thần kinh trung ương đôi khi là một thách thức, bởi lẽ u có thể nằm ở những vị trí mà nếu không được can thiệp kịp thời sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân hoặc gây những hậu quả lâu dài về sức khỏe.

Các loại u thần kinh trung ương thường gặp

Khối u hệ thần kinh trung ương ở trẻ em: thống kê 2 Một số loại u thần kinh trung ương thường gặp nhất

U thần kinh trung ương bao gồm nhiều loại khác nhau trong đó có tính chất ác tính, gây viêm dây thần kinh và có khả năng phát triển và xâm lấn, di căn rất nhanh. Bên cạnh đó cũng có những loại u ác tính tuy nhiên khả năng phát triển, xâm lấn và di căn kém hơn. 

Một số loại u thần kinh trung ương vẫn có tính chất lành tính, không xâm lấn và di căn. Bên cạnh đó, với mỗi loại u thần kinh trung ương lại có những phân loại nhỏ hơn đồng thời có tốc độ phát triển của khối u phần nhiều phụ thuộc vào những thay đổi trong gen của khối u.

Những loại u thần kinh trung ương ở trẻ em thường gặp nhất bao gồm:

U tế bào hình sao 

U tế bào hình sao thuộc nhóm u thần kinh trung ương hình thành bởi các tế bào hình sao. Khi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, các tế bào hình sao hình thành nên các mô sẹo. U tế bào hình sao khởi đầu khi các tế bào hình sao trở nên bất thường, phát triển, nhân lên và hình thành nên khối bất thường.

U thần kinh đệm thân não 

U thần kinh đệm thân não là một loại u thần kinh trung ương bắt nguồn từ sự thay đổi của các tế bào ở thân não, nhân lên ngoài tầm kiểm soát tạo thành khối bất thường. Thông thường loại u này thường rất ác tính, nhân lên và xâm lấn, di căn rất nhanh. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ u thần kinh đệm thân não là loại khu trú và phát triển và nhân lên chậm hơn nhưng vẫn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân.

U tế bào mầm (germ cell tumor)

Tế bào mầm là những tế bào đặc biệt trong quá trình phát triển phôi thai, sau này sẽ biệt hóa thành trứng ở buồng trứng ở nữ giới và tinh trùng trong tinh hoàn ở nam giới. Trong các trường hợp hiếm gặp, khi phôi thai phát triển, các tế bào mầm di chuyển tới các bộ phận khác của cơ thể hình thành nên khối u. 

Thống kê khối u hệ thần kinh trung ương ở trẻ em

Khối u hệ thần kinh trung ương ở trẻ em: thống kê 3 Khối u thần kinh trung ương ở trẻ em

Trong tháng 1/2019 đã phát hiện khoảng 5.270 các trường hợp mắc khối u ở não và hệ thần kinh trung ương ở trẻ dưới 20 tuổi tại Hoa Kỳ. Sau bệnh ung thư bạch cầu, u não và u hệ thần kinh trung ương là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở trẻ em và chiếm khoảng 26% các bệnh ung thư ở trẻ em dưới 15 tuổi.

Trẻ em có thể mắc phải một số loại u hệ thần kinh trung ương và có tỷ lệ sống sót của mỗi loại là khác nhau. Tỷ lệ sống sót vào khoảng năm năm có nghĩa là có bao nhiêu phần trăm trẻ sống ít nhất năm năm sau khi phát hiện khối u. Nhìn chung, tỷ lệ sống sót sau năm năm khi phát hiện ở trẻ có khối u hệ thần kinh trung ương là hơn 70%.

Tuy nhiên bạn cần nhớ là số liệu thống kê về tỷ lệ sống sót của trẻ u hệ thần kinh trung ương chỉ mang tính chất ước tính. Ước tính này được đưa ra từ dữ liệu về số trẻ u hệ thần kinh trung ương ở Hoa Kỳ mỗi năm. Ngoài ra, các chuyên gia còn tính đến số liệu thống kê tỷ lệ sống sót sau năm năm do vậy số liệu thống kê trên không có nghĩa là kết quả chẩn đoán và điều trị tốt hơn với thời gian dưới năm năm ở trẻ em.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về khối u hệ thần kinh trung ương ở trẻ em. Mong rằng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có được biện pháp điều trị hiệu quả và thích hợp nhất. 

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Y học cộng đồng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Ung thư trẻ em