Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? Chữa bằng cách nào?

Ngày 01/12/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ nhưng thường xuyên bị bỏ lỡ những dấu hiệu của bệnh, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?

Nhờ vào sự tiến bộ của y học, rất nhiều bệnh lý nguy hiểm đã có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, ung thư nói chung và ung thư buồng trứng nói riêng vẫn là một bài toán khó với nền y học thế giới, trong đó có Việt Nam.

Bởi vậy, nhiều người bệnh thắc mắc: “Ung thư buồng trứng sống được bao lâu, Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?”. Trên thực tế, câu hỏi này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là giai đoạn phát hiện bệnh và phương pháp điều trị. Muốn biết ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không, chữa bằng phương pháp nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? 

Ung thư buồng trứng là căn bệnh tiến triển âm thầm, đi kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc xác định khả năng khỏi bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan cũng như khách quan. Tuy nhiên, dựa trên số liệu khảo sát ở nhiều bệnh viện lớn trên thế giới, người ta đã thống kê được tỷ lệ khỏi bệnh dựa trên từng giai đoạn ung thư như sau: 

Ung thư buồng trứng giai đoạn 1

Giai đoạn 1 là giai đoạn sớm nhất của ung thư buồng trứng. Lúc này, khối u còn nhỏ, được tìm thấy ở một hoặc hai bên buồng trứng và chưa có khả năng phát triển nhanh chóng. Như vậy, khả năng phát triển của bệnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát của các bác sĩ, hy vọng về sự sống cũng lớn nhất trong giai đoạn này. 

Nếu được điều trị tốt, có đến 90% người bệnh có thể sống sót trên 5 năm sau khi điều trị bệnh. Tuy nhiên, điều đáng buồn là đến nay, chỉ có chưa đầy 15% nữ giới phát hiện ra bệnh trong giai đoạn đầu. 

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? Chữa bằng cách nào? 1 Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn phát hiện bệnh

Ung thư buồng trứng giai đoạn 2 

Tỷ lệ phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn 2 đã dần tăng lên, nhưng vẫn nằm ở mức thấp, chỉ khoảng 19%. Ở giai đoạn này, khối u ác tính đã bắt đầu lan rộng ra thành tử cung, xâm nhập vào ống dẫn trứng, đại tràng, bàng quang, trực tràng. 

Với giai đoạn này, bệnh vẫn có thể được chữa trị khỏi nhưng khó khăn hơn giai đoạn trước. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân trong khoảng 70%. 

Ung thư buồng trứng giai đoạn 3

Ung thư buồng trứng chỉ được xác định là bước vào giai đoạn 3 khi các tế bào ung thư được tìm thấy trong các bộ phận bên trong khung chậu, ổ bụng, thậm chí là cả hạch bạch huyết. Khi tiến hành phương pháp siêu âm, người ta thấy các khối u có đường kính khoảng 2cm. Trong một số trường hợp, tế bào ung thư còn xuất hiện trong cả lá lách, gan và thận. Đây rất có thể là giai đoạn 3C của căn bệnh ung thư.

Ở giai đoạn ung thư buồng trứng này, tỷ lệ sống sót sau 5 năm giảm xuống còn 39%. Việc quan trọng nhất của người bệnh là duy trì lối sống lành mạnh, theo sát phác đồ của bác sĩ để căn bệnh nhanh chóng thuyên giảm. 

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? Chữa bằng cách nào? 2 Phụ nữ mắc ung thư buồng trứng giai đoạn 3 phải dùng đến phương pháp xạ trị

Ung thư buồng trứng giai đoạn 4 

Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cùng của căn bệnh ung thư buồng trứng. Lúc này khối u gần như đã trở nên mất kiểm soát, di căn rất nhanh vào những cơ quan quan trọng của cơ thể như: Gan, lá lách, phổi, tim, não, hạch bạch huyết,... Nó gây nên nhiều biến chứng khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Các phương pháp điều trị chỉ có thể làm giảm nhẹ biến chứng của bệnh, ngăn chặn sự phát triển xa hơn của tế bào ung thư. 

Tuy nhiên, bạn cũng đừng nản lòng vì có đến khoảng 20% phụ nữ sau khi chữa trị ung thư buồng trứng giai đoạn 4 có thể sống sót lâu hơn 12 năm. 

Ung thư buồng trứng chữa bằng cách nào? 

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng nên những phác đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắc ung thư buồng trứng đều được điều trị theo những phương pháp sau: 

Phẫu thuật 

Phẫu thuật là phương pháp đơn giản nhất, được áp dụng với những khối u trong giai đoạn đầu, chưa xâm lấn đến những khu vực khác.

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? Chữa bằng cách nào? 3 Phẫu thuật cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị phổ biến nhất 

Có hai hướng phẫu thuật phổ biến nhất là nội soi và mổ hở, tùy thuộc vào vị trí khối u. Thông thường, bác sĩ sẽ cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, toàn bộ tử cung, mạc nối cùng các hạch ổ bụng. Nếu bệnh nhân có ý định sinh con, các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng và để lại buồng trứng 1 bên. 

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X để thu nhỏ kích thước khối u. Xạ trị đòi hỏi máy móc và cơ sở vật chất hiện đại.

Hóa trị 

Hóa trị thường được áp dụng với tình trạng bệnh ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ truyền trực tiếp thuốc điều trị ung thư vào máu của bệnh nhân. Hóa trị mang tới rất nhiều tác dụng phụ như: Rụng tóc, sức khỏe suy giảm nghiêm trọng, gây ra một số bệnh lý về thần kinh,... Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng sau khi điều trị xong, các tác dụng phụ này sẽ dần biến mất. 

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? Chữa bằng cách nào? 4 Hóa trị cho kết quả rất khả quan nhưng mang lại nhiều tác dụng phụ 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được: “Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?”. Từ đó, xác định được tình trạng bệnh của mình để có thêm niềm tin chiến thắng bệnh tật. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm