Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt thường xảy ra một số triệu chứng điển hình do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Vậy khi bạn đột nhiên gặp phải khó thở khi đến tháng mà các kỳ kinh trước đó không có thì có phải là bệnh lý gì hay không. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc ngay sau đây.
Khó thở, hay thở hụt hơi, là cảm giác bạn không thể đưa đủ không khí vào phổi. Bạn có thể cảm thấy ngực mình bị thắt lại, bạn đang thở hổn hển hoặc bạn phải cố gắng nhiều hơn để thở. Khó thở là một triệu chứng không điển hình và có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra.
Trên thực tế, có một mối liên hệ rất chặt chẽ giữa việc khó thở và các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt. Ngoài việc khó thở, có thể có các triệu chứng đi kèm bao gồm tức ngực, căng thẳng, đau đầu, sưng phù, ho suyễn, co giật và tâm trạng thất thường, gọi chung là hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual Syndrome - PMS).
Trong một số nghiên cứu, các tác giả đã lập luận rằng gốc rễ của các vấn đề trên là do ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể, có thể có liên quan trực tiếp đến progesterone.
Vậy nồng độ progesterone gây khó thở khi đến tháng như thế nào? Progesterone là hormone có khả năng kích thích hoạt động hô hấp của cơ thể người.
Trong ngày 15-28 của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ progesterone thường tăng cao. Khi nồng độ progesterone cao, hệ hô hấp được kích thích thải nhiều carbon dioxide (CO2) hơn và làm giảm nồng độ CO2 trong máu. Khoảng một tuần sau khi rụng trứng và vài ngày trước đó, nồng độ CO2 trong máu thường đạt mức thấp nhất.
Sự giảm CO2 này có thể dẫn đến tình trạng kiềm hô hấp, gây cảm giác chóng mặt, choáng váng, và có thể cả khó thở. Khi cơ thể không duy trì được nồng độ CO2 ổn định, khả năng vận chuyển oxy đến các tế bào cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến sự suy giảm trong quá trình oxy hóa, gây mệt mỏi và các triệu chứng khó thở khi đến tháng cho bạn.
Thêm vào đó, nếu bạn đã có dấu hiệu thở gấp hoặc căng thẳng do các yếu tố khác, như lo âu hay hoạt động thể lực mạnh, nồng độ progesterone cao sẽ làm nặng thêm tình trạng khó thở này. Điều này là do progesterone tiếp tục làm giảm CO2 xuống mức thấp hơn bình thường, dẫn đến tình trạng khó thở rõ rệt hơn.
Thông thường, phụ nữ cảm thấy khỏe nhất vào ngày 1-14 trong chu kỳ kinh nguyệt, trùng với thời điểm nồng độ CO2 trong máu cao nhất (và nồng độ progesterone ở mức thấp nhất). Tuần cuối cùng của chu kỳ thường là thời điểm tồi tệ nhất. Đó là khi nồng độ CO2 ở mức thấp nhất (và nồng độ progesterone ở mức cao nhất).
Không ngoại trừ trường hợp bạn bị khó thở khi đến tháng có thể là do hen suyễn tiền kinh nguyệt (Perimenstrual Asthma - PMA). Ở giai đoạn ban đầu của hen suyễn, bạn có thể có một số triệu chứng nhẹ như ngứa mũi, ho nhẹ hoặc hắt hơi nhưng chưa có dấu hiệu rõ ràng về khó thở. Khi đến kỳ kinh nguyệt bạn cảm thấy triệu chứng khó thở trở nên rõ ràng hơn.
Các chuyên gia không biết nguyên nhân chính xác gây ra hen suyễn tiền kinh nguyệt nhưng có thể là do sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone. Những thay đổi này có liên quan đến những thay đổi trong các triệu chứng hen suyễn và phản ứng viêm ngay trước kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ bị hen suyễn.
Đã có các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 40% phụ nữ hen suyễn bị ảnh hưởng bởi kỳ kinh nguyệt, trong đó các triệu chứng hô hấp của họ xấu đi đáng kể. Trong giai đoạn trước kỳ kinh nguyệt, sự dao động hormone có thể làm tăng viêm và nhạy cảm ở đường thở, dẫn đến khó thở, thở khò khè và đau tức ngực.
Như vậy, nếu bạn bị khó thở khi đến tháng, điều này có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn về vấn đề sức khỏe liên quan đến hen phế quản. Nếu bạn thường xuyên gặp khó thở trong kỳ kinh, nên đi khám để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
Chứng khó thở có thể khác nhau ở mỗi người và tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Đôi khi, nó đi kèm với các triệu chứng khác. Một số dấu hiệu của khó thở bao gồm:
Khó thở ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, gây ra cảm giác mệt mỏi và yếu sức. Khó thở kéo dài có thể dẫn đến thiếu oxy, ảnh hưởng đến não và các cơ quan khác. Đồng thời có thể làm tăng căng thẳng, lo âu và hoảng loạn khi cơ thể không lấy đủ không khí cần thiết.
Nếu không bị hen suyễn và chỉ bị khó thở trong vài ngày khi đến tháng, điều này không cần lo lắng vì nó chỉ là tạm thời và sẽ hết khi sự thay đổi hormone của cơ thể trở về trạng thái cân bằng. Bạn có thể thực hiện thêm một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng này:
Tuy nhiên, nếu bị khó thở kéo dài liên tục hoặc tình trạng này ngày càng nặng hơn kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn nên đi khám bác sĩ để phát hiện nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Việc theo dõi các triệu chứng kèm theo như đau ngực, mệt mỏi hoặc bất kỳ bất thường nào khác là rất quan trọng để tránh bỏ qua các vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn. Dù tình trạng khó thở thường liên quan đến sự thay đổi hormone, cũng không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe. Đến gặp bác sĩ kịp thời giúp bạn nhận được sự tư vấn và chăm sóc tốt nhất, đảm bảo sức khỏe toàn diện và cuộc sống chất lượng hơn.
Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng những thông tin đã được chia sẻ sẽ cung cấp cho bạn thêm hiểu biết về nguyên nhân và nên làm gì khi gặp phải tình trạng khó thở khi đến tháng. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe, cũng như những kiến thức chăm sóc bản thân tốt hơn nhằm duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.