Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư phổi là bệnh ung thư do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có hút thuốc lá. Thật đáng tiếc khi có khoảng 70% bệnh nhân ung thư phổi tại Việt Nam chúng ta phát hiện bệnh đang ở giai đoạn muộn – tức là ung thư phổi di căn hay ung thư phổi giai đoạn IV, điều này ảnh hưởng lớn đến việc tiên lượng sống sót và hiệu quả việc điều trị. Vậy ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hầu hết người bệnh ung thư phổi thường không biểu hiện triệu chứng gì cho đến khi các khối u đã lan rộng và bắt đầu di căn. Do đó, nếu ai trong chúng ta nghi ngờ bản thân có các triệu chứng của bệnh ung thư phổi thì nên nhanh chóng đi khám càng sớm càng tốt nhằm được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Bệnh này càng được phát hiện sớm thì khả năng, cơ hội điều trị và chữa khỏi càng cao, tiên lượng bệnh càng tốt hơn.
Tuy nhiên phải nhìn vào thực tế, các bệnh nhân phát hiện mình mắc phải bệnh ung thư phổi hầu hết khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối cùng. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng hoang mang và lo sợ không biết bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Tại Việt Nam chúng ta, ung thư phổi là căn bệnh rất phổ biến hầu hết ở nam giới và đứng thứ 3 ở nữ giới. Khi được chẩn đoán mắc phải bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, bác sĩ, bệnh nhân và gia đình nhanh chóng phải đưa ra sự lựa chọn trong việc điều trị. Vì vậy, chúng ta nên trang bị những kiến thức về bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối này để nâng cao sức khỏe bản thân nhằm kéo dài sự sống. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân biết được những tiên lượng về khả năng sống sau khi mắc ung thư phổi càng sớm, sẽ chủ động được cách phòng ngừa, thay đổi lối sống theo hướng tích cực và chăm sóc điều trị bệnh tốt hơn.
Ung thư phổi theo từng giai đoạn thường có nhiều đặc điểm và triệu chứng lâm sàng khác nhau, cách điều trị và tiên lượng cũng không giống nhau. Bệnh ung thư phổi được chia thành 2 loại chính như sau:
Ngoài ra, ung thư phổi ở giai đoạn cuối còn được phân loại theo đột biến gen. Một số các trường hợp ung thư phổi giai đoạn cuối có biểu hiện protein PD-1 cao hoặc mang những đột biến gen như ALK, ROS1, EGFR…
Để xác định được thời gian sống còn của bệnh nhân, các bác sĩ xét nghiệm, chẩn đoán dựa trên 3 cơ sở chính sau đây:
Đây là mức độ và tình trạng của bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải. Giai đoạn của bệnh cho bác sĩ biết được tế bào ung thư đang phát triển như thế nào, để từ đó xác định các phương hướng điều trị phù hợp và cho bệnh nhân biết được thời gian sống còn là bao lâu để có thể chuẩn bị tâm lý.
Nếu như bệnh ung thư đang gặp phải có thể áp dụng biện pháp phẫu thuật thì thời gian sống còn của bệnh nhân tương đối sẽ dài hơn. Nhưng khi bệnh nhân vì lí do nào đó không phẫu thuật được, quyết định chữa trị bằng việc sử dụng phương pháp xạ trị, hóa trị hay thậm chí là không thể áp dụng 2 phương pháp này thì có thể thời gian sống còn lại rất ngắn.
Nếu bệnh nhân có thể trạng tốt, sức khỏe tốt thì thời gian sống còn có thể kéo dài lâu hơn so với người có thể trạng và sức khỏe suy yếu.
Đối với thể này ung thư phổi tế bào nhỏ (15%) – có tốc độ phát triển bệnh nhanh gấp đôi và di căn xa hơn. Bệnh nhân khi mắc phải thường có các triệu chứng như: Ho khan, ho có đờm, sụt cân nhanh chóng không lý do, khó thở và thường xuyên đau tức ngực… Thời gian sống sót của bệnh nhân ung thư phổi phần lớn sẽ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại, phân loại của bệnh như: Giai đoạn sớm hay muộn, ung thư tế bào nhỏ hay không tế bào nhỏ.
Trong trường hợp bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm, được điều trị đầy đủ, phần trăm sống có thể thêm khoảng 5 năm. Nhưng nếu bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ di căn, thì cho dù duy trì và áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau cũng chỉ sống được từ 6 – 18 tháng, tùy theo thể trạng.
Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh nhân sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư phổi chỉ được xét trong các giai đoạn của bệnh như:
Y học hiện nay rất phát triển, đã có nhiều loại thuốc có thể làm ức chế các tế bào ung thư phổi nhưng cũng chỉ là biện pháp nhằm giúp làm kéo dài thời gian sống của người bệnh, không thể chữa trị dứt điểm bệnh được. Theo nghiên cứu, có khoảng 80% ca bệnh ung thư phổi liên quan tới thói quen xấu hút thuốc lá. Do đó, các bác sĩ luôn khuyên mỗi người cần phòng ngừa ung thư phổi bằng việc không hút thuốc lá và không tiếp xúc với khói thuốc lá.
Cần giữ thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh bằng việc: Rèn luyện thể dục hàng ngày, ăn uống đầy đủ các chất, ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để tăng sức đề kháng, trồng nhiều cây xanh để giúp cho hệ hô hấp nhẹ nhàng hơn... Bên cạnh đó, mỗi người nên tầm soát ung thư phổi nhằm để sàng lọc và bảo vệ bản thân. Đối với những người có người thân trong gia đình từng bị bệnh ung thư phổi, càng phải khám sức khỏe định kì, xét nghiệm máu và chụp hình phổi nhằm phát hiện ung thư giai đoạn sớm nếu có.
Hoàng Yến
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.