Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Ngày 27/07/2023
Kích thước chữ

Theo thống kê, tình trạng ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh đang có xu hướng tăng lên. Tuy tỷ lệ chữa khỏi ở bệnh nhi cao hơn so với người trưởng thành, nhưng việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là quan trọng để có kết quả điều trị khả quan.

Ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh hiếm gặp nhưng đáng lo ngại. Dù ít phổ biến nhưng nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị của bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

Ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Ung thư tinh hoàn là một loại ung thư ác tính hoặc khối u ác tính xuất hiện trong tinh hoàn, nằm bên trong bìu. Tinh hoàn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kích thích tố sinh dục nam giới và tạo ra tinh trùng cho quá trình sinh sản. Ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là một loại ung thư hiếm gặp xảy ra trong nhóm tuổi sơ sinh (từ khi mới sinh đến 12 tháng tuổi). Đây là một tình trạng bệnh lý mà tế bào ung thư bắt đầu phát triển và tăng trưởng không bình thường trong tinh hoàn của trẻ sơ sinh.

Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra ung thư tinh hoàn này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy có một số yếu tố có thể liên quan đến căn bệnh này, trong đó có yếu tố di truyền. Các trường hợp ung thư tinh hoàn trong gia đình có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, các yếu tố môi trường và các tác nhân gây ung thư cũng có thể đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh lý này.

Ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị 1
Ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là căn bệnh hiếm gặp

Triệu chứng của ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh

Ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh thường khó phát hiện từ ban đầu do triệu chứng không rõ ràng và trẻ không thể tự nhận biết được. Triệu chứng ung thư tinh hoàn ở trẻ khác với người lớn, thường gây mất cảm giác vùng tinh hoàn bị tổn thương. Do đó, bố mẹ và trẻ sơ sinh thường không tự phát hiện được. 

Thông thường, triệu chứng ở trẻ là tinh hoàn to dần, không gây đau và diễn ra âm thầm cho đến khi khối u lan ra toàn bộ tinh hoàn hoặc di căn. Điều này làm cho việc phát hiện ung thư tinh hoàn ở trẻ trở nên khó khăn. Dưới đây là một số triệu chứng hay gặp ở trẻ sơ sinh bị ung thư tinh hoàn:

  • Các khối u tinh hoàn: Một số trẻ bị ung thư tinh hoàn có khối u nhỏ ở tinh hoàn, có thể cảm nhận được như một cục nhỏ trong bộ phận sinh dục.
  • Sưng tinh hoàn: Tinh hoàn bị sưng lên hoặc có cảm giác nhức nhối.
  • Bướu vùng bụng dưới: Trẻ có thể phát triển bướu ở vùng bụng dưới, do tác động của tuyến thượng thận bị tổn thương bởi khối u tinh hoàn.
  • Thay đổi về màu sắc và hình dạng: Một tinh hoàn bị bệnh có thể có màu sắc hoặc hình dạng khác biệt so với tinh hoàn bình thường.

Thêm vào đó, ung thư tinh hoàn ở trẻ cũng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác ở vùng bìu bẹn, chẳng hạn như nang thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn. Do đó, nếu xảy ra sự nhầm lẫn, điều này có thể dẫn đến chẩn đoán chậm trễ làm tình trạng ung thư tinh hoàn phát triển lớn hơn và có khả năng di căn tới các nơi khác trong cơ thể.

Chẩn đoán ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh

Chẩn đoán ung thư tinh hoàn ở trẻ thường bắt đầu bằng việc kiểm tra và đánh giá các triệu chứng và dấu hiệu có thể liên quan đến tình trạng bệnh. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào đáng ngờ về tinh hoàn của trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau để xác định chẩn đoán:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra vùng bẹn và tinh hoàn của trẻ, xác định kích thước, hình dạng và các dấu hiệu bất thường.
  • Siêu âm tinh hoàn: Siêu âm là một phương pháp hình ảnh không xâm lấn, giúp bác sĩ xem xét bên trong tinh hoàn của trẻ để tìm hiểu về hình dạng, kích thước và cấu trúc bên trong.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể đo mức AFP (alpha - fetoprotein) và HCG (human chorionic gonadotropin), các chất có thể tăng cao trong máu khi có ung thư tinh hoàn.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) và cộng hưởng từ (MRI): Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh này sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về kích thước, vị trí và phạm vi của khối u tinh hoàn.
  • Khám hạch bạch huyết: Nếu cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành khám hạch bạch huyết để xem xét các hạch bạch huyết có nang lớn không và kiểm tra xem có dấu hiệu di căn của ung thư tinh hoàn không.
  • Xác định loại ung thư tinh hoàn: Sau khi thu thập đủ thông tin từ các bước chẩn đoán trên, bác sĩ sẽ đưa ra xác định loại ung thư tinh hoàn của trẻ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Quá trình chẩn đoán ung thư tinh hoàn ở trẻ cần được thực hiện kỹ lưỡng và chính xác, từ đó giúp đưa ra phương án điều trị sớm nhằm nâng cao cơ hội chữa trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ.

Ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị 2
Chẩn đoán ung thư tinh hoàn ở trẻ cần được thực hiện kỹ lưỡng qua nhiều bước

Cách điều trị ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh

Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh hiếm xảy ra ở tinh hoàn. Tuy nhiên, bệnh có khả năng chữa trị thành công rất cao, ngay cả khi ung thư đã di căn ra khỏi tinh hoàn. Để chẩn đoán ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh, bác sĩ thường thực hiện một loạt các xét nghiệm và kiểm tra như đã giới thiệu ở phần trên. Nếu xác định được ung thư tinh hoàn, phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật: Đối với các khối u tinh hoàn nhỏ, phẫu thuật loại bỏ khối u có thể là cách điều trị đầu tiên và hiệu quả.
  • Hóa trị: Hóa trị được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật hoặc để giảm kích thước khối u trước khi phẫu thuật.
  • Xạ trị: Xạ trị có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc giảm kích thước khối u.
  • Hormon trị liệu: Đối với một số loại ung thư tinh hoàn, hormon trị liệu có thể được sử dụng để giảm tác động của hormone giúp tăng cường hiệu quả điều trị.

Ba mẹ làm thế nào phát hiện ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh?

Phát hiện ung thư tinh hoàn ở trẻ là một bước quan trọng để có phương án chữa trị hiệu quả. Ba mẹ nên thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn của trẻ để xem có dấu hiệu bất thường nào không, có thể là một cục u, bướu, hoặc có dấu hiệu sưng chưa từng có ở đó. 

Nếu tinh hoàn của trẻ có kích thước bất thường hoặc sưng, có nốt cứng, cha mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành khám và khảo sát các hạch ở vùng bẹn, xương chậu rồi tiến hành các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng. Phát hiện ung thư tinh hoàn ở trẻ ở giai đoạn sớm, sẽ giúp bác sĩ chỉ định cắt bỏ khối u thông qua phẫu thuật. Kết hợp với các phương pháp hóa trị, xạ trị, ung thư tinh hoàn có thể được loại bỏ hoàn toàn.

Ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị 3
Ba mẹ nên thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn của trẻ để xác định bất thường

Mặc dù việc điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tuy nhiên, phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ mang lại hy vọng cho trẻ. Hiện nay, ung thư tinh hoàn thường chỉ xuất hiện ở một bên, do đó, cơ hội chữa trị rất tích cực. Dù hóa trị và xạ trị có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch hoặc ảnh hưởng đến bên tinh hoàn khỏe mạnh, tuy nhiên, trẻ vẫn có khả năng sinh sản bình thường. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm tra định kỳ sẽ giúp phát hiện ung thư tinh hoàn sớm hơn, từ đó cung cấp cơ hội điều trị tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ.

Ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh hiếm gặp nhưng đáng lo ngại. Việc phát hiện và điều trị kịp thời rất quan trọng để tăng cơ hội sống sót và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về bệnh ung thư tinh hoàn ở trẻ. Hãy theo dõi Nhà Thuốc Long Châu để cập nhập thêm nhiều kiến thức về sức khỏe của trẻ sơ sinh nhé!

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm