Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Uống enzyme có tốt không? Khi nào nên bổ sung?

Ngày 23/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiều người hay nghĩ đến biện pháp bổ sung men tiêu hóa mỗi khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề bất thường nhưng có lẽ ít ai biết rằng men tiêu hóa chính là tên gọi của enzyme tiêu hóa. Vậy enzyme cụ thể là gì, uống enzyme có tốt không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề này nhé.

Các loại thực phẩm chúng ta đưa vào cơ thể hàng ngày hầu hết đều không thể tự hấp thu vào máu. Chính các loại enzyme được tiết ra từ nhiều bộ phận của cơ quan tiêu hóa sẽ giúp phân rã thức ăn trở thành các dạng nhũ tương, từ đó lớp nhung mao của ruột hấp thu vào máu được dễ dàng, nuôi dưỡng cơ thể. 

Tuy nhiên, có thể vì nhiều lý do mà cơ thể bị thiếu hụt enzyme tiêu hóa, gây tác động xấu đến sức khỏe nói chung, hệ tiêu hóa nói riêng. Có nhiều câu hỏi đặt ra, rằng có nên bổ sung enzyme trong trường hợp thiếu hụt hay không, uống enzyme có tốt không, uống enzyme khi nào tốt, khi nào nên bổ sung men tiêu hóa,... Bài viết này sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

Enzyme tiêu hóa là gì?

Enzym tiêu hóa là những chất xúc tác sinh học có bản chất là protein, xúc tác cho hầu hết các phản ứng chuyển hóa thức ăn.

Được tiết ra ở nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa, bản thân mỗi enzyme tiêu hóa sẽ giữ vai trò và chức năng riêng. Có thể kể ra các loại enzyme tiêu hóa điển hình như protease, amylase, lactase, cellulase, lipase…

Uống enzyme có tốt không? Khi nào nên bổ sung? 1 Enzym tiêu hóa xúc tác cho hầu hết các phản ứng chuyển hóa thức ăn

Dưới đây là một số công dụng tiêu biểu của các enzyme tiêu hóa:

Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể

Có enzyme tiêu hóa, cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Một khi khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ổn định, cơ thể của chúng ta cũng mạnh khỏe, tràn đầy năng lượng; đồng thời có thể chống lại sự tấn công của những tác nhân bên ngoài.

Hạn chế các vấn đề có liên quan tới hệ tiêu hóa

Bên cạnh việc cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng, các enzyme tiêu hóa còn giúp ngăn ngừa, hạn chế các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy, khi cơ thể thiếu hụt lượng men tiêu hóa cần thiết, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan trực tiếp tới hệ tiêu hóa, bao gồm chứng đầy hơi khó tiêu, táo bón mãn tính, viêm loét đại tràng,… 

Ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích

Khi cơ thể không đảm bảo lượng enzyme tiêu hóa cần thiết sẽ khiến chúng ta dễ gặp hội chứng ruột kích thích. Vi khuẩn tồn tại trong ruột có cơ hội phát triển, tiêu thụ thức ăn không được phân giải, chuyển hóa.

Một số dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ruột kích thích bao gồm chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy,... gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Để cải thiện hội chứng ruột kích thích, một trong những biện pháp đó chính là bổ sung men tiêu hóa. 

Ngoài những tác dụng kể trên, các enzyme tiêu hóa còn góp phần vào quá trình điều trị bệnh ung thư, giúp bệnh nhân có cảm giác ngon miệng, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. 

Lưu ý là chúng ta không nên nhầm lẫn men tiêu hóa với men vi sinh. Cả hai đều có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa nhưng bản chất và cách hoạt động của chúng lại khác nhau. Tác dụng của men tiêu hóa là bổ sung các enzyme có khả năng phân hủy thức ăn, trong khi đó men vi sinh công dụng là giúp bổ sung các lợi khuẩn tốt cho sức khỏe (bao gồm Lactobacillus, Bacillus hoặc các chủng nấm men thuộc họ Saccharomycetaceae). 

Uống enzyme có tốt không? Khi nào nên bổ sung? 2 Có thể kể ra các loại enzyme tiêu hóa điển hình như protease, amylase,…

Uống enzyme có tốt không? Uống enzyme khi nào?

Sau khi nắm được thông tin enzyme tiêu hóa là gì cùng vai trò quan trọng của chúng ra sao, hẳn bạn sẽ băn khoăn đến vấn đề là uống enzyme có tốt không, uống enzyme khi nào hay khi nào nên bổ sung men tiêu hóa?

Chúng ta đã biết vai trò quan trọng của các enzyme tiêu hóa đối với sức khỏe chúng ta như thế nào rồi. Không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, các enzyme nói chung enzyme tiêu hóa nói riêng còn giúp duy trì tốt hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm cơ quan hô hấp, tiêu hóa, chức năng cơ và thần kinh. Do vậy, giữ cho cơ thể không thiếu hụt enzyme, một trong những cách chúng ta có thể áp dụng đó là bổ sung chúng.

Uống enzyme có tốt không?

Cơ thể chúng ta hoàn toàn có lý khi tạo ra nhiều loại enzyme. Sự phân hủy các chất trong cơ thể vẫn có thể xảy ra được dù cho không có enzyme. Nhưng vấn đề là sự phân hủy đó sẽ diễn ra với tốc độ chậm hơn rất nhiều. Thay vì tiêu hóa thức ăn trong vài giờ, chúng ta có lẽ phải dùng đến vài ngày, vài tháng hoặc vài năm. Nhờ cấu trúc đặc biệt của enzyme, quá trình này sẽ được rút ngắn thời gian hơn rất nhiều do có thể thúc đẩy khả năng phân hủy các chất nhanh hơn. 

Cơ chế hoạt động của các enzyme là “Chìa khóa - Ổ khóa”, mỗi enzyme chỉ phù hợp với một hoặc một vài loại cơ chất mà thôi. Nghĩa là cơ thể không thể sử dụng enzyme phân hủy chất béo để phân hủy carbohydrate được. Đó là lý do vì sao cơ thể chúng ta cần một lượng enzyme phong phú để tiêu hóa chúng. 

Uống enzyme có tốt không? Khi nào nên bổ sung? 3 Rất nhiều người băn khoăn uống enzyme có tốt không, uống enzyme khi nào...

Như vậy, về bản chất enzyme là tốt nên thắc mắc "Uống enzyme có tốt không?" thì câu trả lời là "Tốt". Đặc biệt, với những trẻ biếng ăn, hấp thu kém thì enzyme sẽ phát huy vai trò hỗ trợ trẻ tiêu hóa lẫn hấp thu thức ăn được dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng nói như thế không có nghĩa chúng ta sẽ bổ sung men tiêu hóa cho trẻ càng nhiều càng tốt và bổ sung lúc nào cũng được. Uống enzyme khi nào là đúng, hay khi nào nên bổ sung men tiêu hóa là những thông tin sẽ có ở phần tiếp theo.

Uống enzyme khi nào là đúng? 

Ai cũng cần bổ sung enzyme. Enzyme có nhiều trong các loại trái cây, rau củ. Vì tác dụng của enzyme đối với sức khỏe rất lớn nên một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thức ăn có nguồn gốc thực vật chứa lượng enzyme dồi dào là vô cùng cần thiết cho cơ thể.

Uống enzyme khi nào đúng, khi nào nên bổ sung men tiêu hóa? Dưới đây là những đối tượng cần đặc biệt chú ý bổ sung enzyme:

  • Người mắc các bệnh lý tuyến tụy: Các bệnh lý như viêm tụy, xơ nang và ung thư tuyến tụy sẽ khiến các enzym quan trọng bị giảm số lượng. Khi đó, thiếu enzym sẽ dẫn đến tình triệt thức ăn không thể tiêu hóa triệt, gây hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng. 
  • Người ăn kiêng: Những người theo chế độ ăn kiêng nếu không xây dựng thực đơn một cách khoa học sẽ dễ bị thiếu hụt enzyme trong cơ thể. Do đó, đối tượng này chính là những người cần bổ sung enzyme. Enzyme giảm cân có sẵn ở dạng viên uống bổ sung và bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua các sản phẩm men tụy (PEP) đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chấp thuận.
  • Người thường xuyên tiếp xúc hóa chất độc hại: Nếu tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, thuốc trừ sâu hoặc luôn nấu thức ăn ở nhiệt độ cao thì bạn cũng là đối tượng cần bổ sung enzyme.
  • Trẻ còn quá nhỏ, chưa sản xuất được đầy đủ các enzyme; trẻ vừa ốm dậy, cơ thể chưa phục hồi; trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa lâu ngày, trẻ ăn quá nhiều dẫn đến không có đủ các enzyme để tiêu hóa hết lượng thức ăn đã nạp vào…
Uống enzyme có tốt không? Khi nào nên bổ sung? 5 Nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách sẽ giúp hệ tiêu hóa trẻ có được sự phát triển toàn diện

Hy vọng những thông tin trên đây đã phần nào giải đáp cho những thắc mắc có liên quan đến enzyme là gì, uống enzyme có tốt không, khi nào nên bổ sung men tiêu hóa,... Vì một cơ thể khỏe mạnh, hãy chú ý lắng nghe cơ thể để kịp thời bổ sung những thiếu hụt khi cơ thể cần. Đặc biệt là trẻ nhỏ, nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:EnzimTiêu hoá