Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Uống rượu nổi mề đay và những điều bạn cần biết

Ngày 07/02/2020
Kích thước chữ

Rất nhiều người, nhất là phái mạnh thường gặp phải tình trạng uống rượu nổi mề đay, gây nên những ngứa ngáy, bất tiện và mất thẩm mỹ khiến bạn mất tự tin trong sinh hoạt hàng ngày.

Vậy tình trạng sau khi uống rượu nổi mề đay này là do nguyên nhân nào gây nên và phải xử lí thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Vì sao bạn gặp phải tình trạng sau khi uống rượu nổi mề đay?

Dị ứng rượu

Nổi mề đay thường là phản ứng của cơ thể với chất gây dị ứng. Khi dị ứng với các thành phần trong rượu bia, cơ thể sẽ giải phóng histamine vào máu. Histamine có công dụng chống lại nhiễm trùng và miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên phản ứng thái quá này lại khiến da bị đỏ ứng và nổi mẩn.

Uống rượu nổi mề đay và những điều bạn cần biết 1Khi dị ứng với các thành phần trong rượu bia cơ thể sẽ phản ứng đỏ ứng và nổi mẩn

Rượu bia chứa nhiều cồn và chất kích thích nên có khả gây dị ứng cao, do đó bạn rất dễ gặp phải tình trạng nổi mề đay sau khi dùng những đồ uống này.

Tổn thương gan

Các chuyên gia cho biết, cồn và chất kích thích trong rượu bia tạo ra acetaldehyde có độc tính cao. Chúng kích hoạt các tế bào Kupffer để làm tăng phản ứng sưng viêm và gây tổn thương. Uống rượu nổi mề đay có thể là dấu hiệu cảnh báo chức năng của gan bị tổn thương nghiêm trọng.

Không dung nạp rượu

So với dị ứng rượu, tình trạng không dung nạp rượu thì phổ biến hơn. Đây là tình trạng hệ tiêu hóa đã không xử lý rượu đúng cách.

Cơ thể có chứa 1 enzyme tên là Aldehyd dehydrogenase (ALDH2) để tiêu hóa rượu. Khi rượu được thu nạp vào cơ thể, enzyme này sẽ chuyển hóa rượu thành axit acetic. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn có biến thể gen mã hóa ALDH2 cơ thể sẽ sản xuất enzyme ít hơn, điều này khiến quá trình tiêu hóa rượu bia bị hạn chế.

Không dung nạp rượu có thể gây ra triệu chứng uống rượu nổi mề đay, huyết áp thấp, nghẹt mũi, đau dạ dày, khó thở, nhức đầu,…

2. Các biểu hiện, triệu chứng đi kèm sau khi uống rượu nổi mề đay

Phản ứng dị ứng của cơ thể bởi Histamine gây ra, với từng cơ quan mà nó tác động vào đều tạo các phản ứng đặc trưng của từng cơ quan đó. Vì vậy, ngoài uống rượu nổi mề đay ở cơ thể còn có nhiều triệu chứng khác.

Dấu hiệu khó thở, suy hô hấp: Cùng với uống rượu nổi mề đay, khí quản bị sưng lên, làm hẹp đường thở. Sau đó người bệnh có dấu hiệu khó thở, các chất dịch nhầy đường hô hấp liên tục tiết ra làm bít tắc phế nang.

Uống rượu nổi mề đay và những điều bạn cần biết 2Cùng với uống rượu nổi mề đay, khí quản bị sưng lên, làm hẹp đường thở dễ tắc đường thở tử vong nếu không điều trị kịp thời

Những người dị ứng nặng có thể xuất hiện hiện tượng suy hô hấp như: Vật vã, kích thích, mê sảng…Những trường hợp này phải được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện.

Đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa: Tương tự với cơ quan khác, Histamin làm giảm tiết dịch vị dạ dày. Từ đó tạo nên các cơn co thắt, tăng nhu động ruột và người bệnh cảm thấy đau bụng buồn nôn, tiêu chảy.

Trường hợp nặng hơn thì người mắc dị ứng đi vệ sinh không tự chủ, người uống rượu nôn nhiều, mất nước…

Tụt huyết áp: Các hóa chất trung gian làm cho thành mạch giãn ra, nước thoát ra khỏi lòng mạch, do đó làm huyết áp giảm, người bệnh đau đầu, chóng mặt, mắt nhìn mờ.

Người bệnh không nên chủ quan khi có các biểu hiện bệnh nặng thì cần được đưa tới gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

3. Cách xử lý sau khi uống rượu nổi mề đay

Trước khi xử lý uống rượu nổi mề đay, bạn phải gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân cụ thể.

Bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng của bạn hoặc người thân trong gia đình. Phản ứng dị ứng, không dung nạp rượu, suy gan đều có thể di truyền ở những người thân cận huyết.

Ngoài ra, bác sĩ có thể quan sát dấu hiệu lâm sàng, thử máu, đo men gan,… để chẩn đoán nguyên nhân gây nổi mề đay.

Uống rượu nổi mề đay và những điều bạn cần biết 3Trước khi xử lý uống rượu nổi mề đay, bạn phải gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân cụ thể.

Điều trị nổi mề đay sau khi dùng rượu bia phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Dị ứng rượu bia

Cách duy nhất để hạn chế nổi mề đay là tránh dùng hoàn toàn các đồ uống có cồn. Cơ thể rất nhạy cảm với các tác nhân gây dị ứng, do đó chỉ một lượng rượu nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng.

Nếu bạn bị nổi mề đay nhẹ khi dùng rượu bia, phản ứng cấp tính này sẽ tự biến mất trong khoảng vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bị ngứa nhiều và khó chịu thì có thể dùng thuốc histamine không kê đơn để điều trị.

Trong trường hợp nổi mề đay đã nghiêm trọng, bạn có thể dùng thuốc tiêm tự động enpinephrine theo chỉ dẫn bác sĩ.

Không dung nạp rượu

Với tình trạng không dung nạp rượu, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng acid histamine để điều trị các triệu chứng. Đồng thời, bạn nên uống thật nhiều nước để pha loãng hàm lượng cồn trong cơ thể, giúp hệ thống tiêu hóa dễ dàng chuyển hóa rượu.

Bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia trong thời gian điều trị bệnh, đồng thời hạn chế thói quen hút thuốc nữa nhé.

Tổn thương gan

Nếu bạn bị nổi mề đay sau khi uống rượu do gan bị tổn thương và suy giảm chức năng, bạn tuyệt đối phải kiêng cử hoàn toàn các đồ uống có cồn.

Tình trạng nổi mề đay do tổn thương gan sẽ tự thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải tiến hành điều trị vấn đề ở gan. Nếu để tình trạng kéo dài, gan có thể suy giảm chức năng hoặc phát triển khối u ác tính ở cơ quan này.

Như vậy, bạn biết được nguyên nhân khiến sau khi uống rượu nổi mề đay cũng như các cách giải quyết khi gặp phải tình trạng này. Bia rượu rất có hại cho sức khỏe, nổi mề đay chỉ là một trong những tác hại mà nó gây ra thôi. Do đó, bạn nên hạn chế tối đa rượu bia để không để xảy ra bất cứ một tình trạng bệnh lý nào.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Ngộ độc