Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Uống thuốc hạ huyết áp lâu năm có hại không?

Ngày 26/11/2023
Kích thước chữ

Tăng huyết áp là một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay, có hai dạng là nguyên phát và thứ phát. Thông thường điều trị tăng huyết áp bắt đầu bằng thay đổi lối sống, tuy nhiên đến một lúc nào đó không còn tự kiểm soát được huyết áp thì phải cần đến các thuốc hạ áp. Vậy uống thuốc hạ huyết áp lâu năm có hại không?

Hiện nay các thuốc hạ áp rất đa dạng và có nhiều loại thuốc được ra đời với nhiều cơ chế và công dụng khác nhau. Kèm theo đó có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, uống thuốc hạ huyết áp lâu năm có hại không? Có được ngưng thuốc hay giảm liều không? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thêm các thông tin cần thiết để trả lời các câu hỏi này.

Cao huyết áp là gì?

Trước khi giải đáp cho thắc mắc uống thuốc hạ huyết áp lâu năm có hại không, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về tình trạng cao huyết áp. Bệnh tăng huyết áp, hay huyết áp cao là tình trạng khi áp lực của máu đối với thành mạch máu tăng lên quá mức bình thường. Áp lực máu được đo bằng hai con số: Huyết áp tâm trương là áp lực máu khi tim hoạt động và bơm máu vào động mạch, còn huyết áp tâm thu là áp lực máu khi tim nghỉ và bơm máu ra ngoài.

Theo các tổ chức y tế quốc tế, người được coi là có huyết áp cao khi huyết áp tâm trương bằng hoặc lớn hơn 130 mmHg và/hoặc huyết áp tâm thu bằng hoặc lớn hơn 80 mmHg. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, và các vấn đề sức khỏe khác.

Uống thuốc hạ huyết áp lâu năm có hại hay không? Có được ngưng thuốc tăng huyết áp?
Huyết áp cao làm tăng các biến cố tim mạch, thận hay đột quỵ não

Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp có thể bao gồm thói quen dinh dưỡng không lành mạnh, thiếu hoạt động thể chất, cân nặng, thói quen hút thuốc, tiền sử gia đình, và tuổi tác. Điều trị thường bao gồm thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động thể chất, và trong một số trường hợp, sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường các thuốc huyết áp được chỉ định điều trị trong thời gian dài và suốt đời nhằm ổn định mức huyết áp để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch và mạch máu.

Uống thuốc hạ huyết áp lâu năm có hại không?

Uống thuốc hạ huyết áp dài hạn theo sự hướng dẫn của bác sĩ thường là an toàn và cần thiết để kiểm soát huyết áp cao và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan. Các loại thuốc hạ huyết áp thường được kê đơn làm giảm áp lực máu và giữ cho huyết áp ổn định. Thuốc hạ huyết áp cũng có thể gây ra tác dụng phụ, dù hiếm hoi, nhưng một số người có thể trải qua phản ứng phụ như đau đầu, mệt mỏi, hoặc các vấn đề về tiêu hóa. Một số nhóm thuốc huyết áp thường gặp như:

  • Nhóm thuốc chẹn kênh canxi: Có thể trải qua cảm giác nhức đầu khi dùng nhóm thuốc này, một tác dụng phụ phổ biến khác là sưng mắt cá chân do làm tăng lượng muối nước trong cơ thể. Táo bón cũng là một vấn đề có thể gặp phải khi dùng thuốc chẹn kênh canxi
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE): Khi sử dụng nhóm thuốc này có thể gặp một số tình trạng như ho khan kéo dài, đau đầu, chóng mặt, phát ban. Ngoài ra ACEi có thể có tác dụng phụ trên thận, vì vậy khuyến cáo nên kiểm tra thận định kỳ trong quá trình sử dụng
  • Thuốc lợi tiểu: Người dùng thuốc sẽ có thể gặp tình trạng chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột. Cảm giác khát và đi vệ sinh thường xuyên là điều thường gặp nhưng cũng chứng tỏ là thuốc có tác dụng. Ngoài ra còn có thể phát ban hoặc hạ Kali,Natri khi dùng kéo dài.
  • Thuốc chẹn beta: Triệu chứng thường gặp của nhóm thuốc này là chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi và tay chân lạnh.
Uống thuốc hạ huyết áp lâu năm có hại hay không? Có được ngưng thuốc tăng huyết áp?
Uống thuốc hạ huyết áp lâu năm có hại không là thắc mắc của nhiều người

Ngoài ra, việc kiểm tra và theo dõi sức khỏe toàn diện thường xuyên là quan trọng khi sử dụng thuốc hạ huyết áp. Nên thực hiện các kiểm tra máu, đo huyết áp, và theo dõi các chỉ số khác để đảm bảo rằng điều trị đang diễn ra hiệu quả và an toàn.

Trong nhiều trường hợp, việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, giảm căng thẳng, và tránh hút thuốc lá, có thể giúp giảm áp lực máu và cần thiết để hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp.

Có được tự ý ngưng thuốc không?

Ngưng thuốc tăng huyết áp mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bệnh tăng huyết áp là một trạng thái mãn tính và thường cần điều trị liên tục để duy trì áp lực máu ổn định và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan như đột quỵ, tim mạch, và bệnh thận. Dưới đây là một số hậu quả có thể xảy ra khi ngưng thuốc tăng huyết áp mà không được bác sĩ hướng dẫn:

  • Tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe: Việc tăng áp huyết có thể tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và các vấn đề khác liên quan đến tim mạch.
  • Tăng nguy cơ tử vong: Huyết áp cao không kiểm soát có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí là đột tử.
  • Thiếu máu cơ tim: Thiếu máu cơ tim có thể xảy ra khi huyết áp không kiểm soát, có thể dẫn đến đau ngực và các vấn đề tim mạch khác.
  • Tăng nguy cơ bệnh thận: Huyết áp cao có thể gây hại cho các mạch máu thận, dẫn đến tình trạng bệnh thận.
  • Suy tim: Huyết áp không kiểm soát có thể gây áp lực lớn trên tim, dẫn đến suy tim.
  • Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Huyết áp không kiểm soát có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Tăng nguy cơ mắc các vấn đề về não bộ: Áp lực máu cao có thể gây tổn thương các mạch máu trong não, gây ra đột quỵ hoặc các vấn đề khác về não.
Uống thuốc hạ huyết áp lâu năm có hại hay không? Có được ngưng thuốc tăng huyết áp?
Đột quỵ não là một trong các biến cố nguy hiểm của tăng huyết áp

Uống thuốc hạ huyết áp lâu năm có hại không? Câu trả lời là có thể có những tác dụng phụ của thuốc tuy nhiên việc duy trì sử dụng thuốc là cần thiết để tránh được các biến cố do huyết áp cao. Khi so sánh giữa lợi ích và nguy cơ cho thấy duy trì sử dụng thuốc là cần thiết. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ gì lớn do không dung nạp thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để được chăm sóc tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm