Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, viên sủi hạ sốt đang được ưa chuộng trên thị trường do không cần kê đơn và dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc. Tuy nhiên, khi sử dụng, người bệnh phải luôn thận trọng vì mỗi loại thuốc đều có đặc tính riêng của nó, không thể dùng bừa bãi được. Vậy uống viên sủi hạ sốt nhiều có tốt không? Cần lưu ý những gì khi sử dụng? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Viên uống hạ sốt dạng viên sủi hiện được sử dụng phổ biến trên thị trường. Khác với viên nén thông thường, viên uống dạng sủi khi hòa tan vào nước sẽ sủi bọt tạo thành dung dịch uống được. Dung dịch được tạo thành có vị ngọt, mùi thơm nhờ các chất trong đó, giúp người bệnh dễ uống hơn. Nhưng uống viên sủi hạ sốt nhiều có tốt không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.
Thuốc hạ sốt là một trong những loại thuốc cần có và luôn được ưu tiên trong tủ thuốc gia đình. Bởi sốt là một phản ứng cấp tính, có nguy cơ biến chứng và cần phải sử dụng thuốc khi có nguy cơ sốt quá cao. Bên cạnh đó, thuốc hạ sốt tương đối an toàn, dễ dùng, ít gây các biến chứng nghiêm trọng và có thể dễ dàng tìm mua ở nhà thuốc.
Viên sủi hạ sốt có tác dụng giảm đau, hạ sốt dưới dạng viên nén sủi bọt. Thuốc sủi chứa thành phần paracetamol (hay acetaminophen) có tác dụng hạ sốt, giảm đau thường gặp trong các bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh, viêm đường hô hấp… Có thể được kết hợp với codein giúp tăng hiệu quả giảm đau. Khác với các loại thuốc khác dạng viên nén, thuốc viên dạng sủi khi sử dụng cần hòa với một lượng nước thích hợp, viên sủi trong nước sẽ sủi bọt tạo thành dung dịch nước thuốc và người bệnh có thể uống.
Trước khi trả lời câu hỏi “Uống viên sủi hạ sốt nhiều có tốt không?” ta cần nắm được những ưu và nhược điểm của viên sủi hạ sốt, để có thể có được sự lựa chọn tốt nhất. Về cơ bản, viên sủi hạ sốt có đặc điểm chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng khi sử dụng nên có một số lợi thế hơn so với viên nén thông thường, cụ thể là:
Bên cạnh những ưu điểm có thể dễ thấy của viên sủi hạ sốt, sản phẩm vẫn còn tồn tại những nhược điểm:
Nắm bắt được những ưu điểm cũng như tác dụng của viên sủi hạ sốt đối với cơ thể, nhiều người bệnh đã lạm dụng viên sủi hạ sốt với mong muốn bệnh mau khỏi. Bên cạnh đó, hương thơm và vị ngọt của viên sủi cũng thu hút nhiều trẻ em, nhiều bé muốn được uống thêm và coi thuốc như một loại nước giải khát. Vậy uống viên sủi hạ sốt nhiều có tốt không? Câu trả lời chắc chắn là “Không”. Việc lạm dụng và sử dụng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Lạm dụng viên sủi hạ sốt có thể gặp các tác dụng phụ sau:
Bên cạnh đó, uống quá liều thuốc hạ sốt còn gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác như:
Tuy là loại thuốc thông thường có thể tự sử dụng nhưng cũng cần lưu ý các điều sau khi dùng viên sủi hạ sốt.
Cho cả viên sủi hoặc liều lượng thích hợp vào cốc nước sạch, chờ viên sủi bọt tan hết rồi uống. Lưu ý không bẻ nhỏ viên sủi uống như viên nén bình thường. Khi trong nhà có người sốt cao 39 độ C thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt, ngưỡng của trẻ em là 38,5 độ C thì phụ huynh nên dùng ngay vì khi đó nhiệt độ của bé có thể tăng lên 39, 40 độ C trong thời gian rất ngắn. Đó là hai ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.
Trong một số trường hợp đặc biệt, viên sủi không phát huy tác dụng hạ sốt. Kiểm tra bằng cách đo nhiệt độ người bệnh bằng nhiệt kế thủy ngân trước và 30 phút sau khi uống thuốc. Nếu không thấy hạ sốt có thể cho uống lần hai. Nếu uống lần hai vẫn không hạ sốt, người nhà cần cho người bệnh đến viện ngay. Không dùng quá 6 liều quy định trong một ngày.
Các trường hợp cần đưa đến bệnh viện: Sốt kéo dài 3 ngày, sốt dùng thuốc không đỡ, sốt quá cao (40 - 41 độ C), dị ứng thuốc hạ sốt…
Đặc biệt lưu ý: Không dùng viên sủi hạ sốt khi người bệnh dị ứng, không dùng với người viêm gan, trẻ em bị viêm gan. Những trường hợp này nếu sốt cần đưa đến bệnh viện và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Không để cho viên sủi tiếp xúc với không khí và ẩm thấp, khi nào cần sử dụng mới bóc ra, không sử dụng viên sủi hết hạn, không còn nguyên vẹn hay bị ẩm mốc. Cất viên sủi trong hộp thuốc, tránh xa khỏi tầm tay trẻ em.
Việc lạm dụng và sử dụng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Viên sủi hạ sốt có chứa chất giảm đau, hạ sốt như paracetamol cần có sự chỉ định của bác sĩ chứ không phải cứ thấy sốt là dùng. Lưu ý, khoảng cách giữa mỗi lần uống không ít hơn 4 giờ và liều lượng cần theo chỉ định bác sĩ.
Khi mua thuốc hạ sốt, người mua có thể được dược sĩ giới thiệu nhiều loại thuốc khác nhau cùng loại paracetamol. Đối với thuốc hạ sốt dạng viên sủi, Efferalgan 500mg hiện đang được sử phổ biến trên thị trường, có tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt. Bạn có thể tham khảo thêm về sản phẩm viên sủi Efferalgan 500mg tại hệ thống Nhà thuốc Long Châu.
Viên sủi hạ sốt tuy được sử dụng phổ biến nhưng nếu uống viên sủi hạ sốt quá nhiều cũng không tốt. Việc tăng liều dùng không chỉ không cải thiện tình trạng sốt cao mà có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, khi bản thân hoặc người nhà bạn có dấu hiệu sốt cao, bạn nên có sự tư vấn hoặc chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc để có thể sớm cải thiện sức khỏe của người bệnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.