Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vắc xin là gì, có những loại vắc xin nào hiện nay?

Ngày 20/11/2022
Kích thước chữ

Vắc xin giúp bảo vệ con người giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao có thể gây tử vong. Vậy vắc xin là gì? Vắc xin hoạt động như thế nào? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Vắc xin được coi là một phát minh vĩ đại trong lịch sử y học thế giới được dùng để tiêm phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm. Tiêm phòng là một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân lây nhiễm nguy hiểm, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Tiêm chủng mở rộng là tiêm chủng phổ cập cho đại đa số mọi người từ độ tuổi còn nhỏ, góp phần quan trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia.

Vắc xin giúp bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi các bệnh truyền nhiễm cao có thể gây tử vong Vắc xin giúp bảo vệ mọi người khỏi các bệnh truyền nhiễm

Vắc xin là gì?

Vắc xin là chế phẩm sinh học giúp nâng cao khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra vắc xin là vật lạ, vì vậy nó sẽ tiêu diệt và sau đó ghi nhớ chúng. Người được tiêm chủng sẽ được tạo trí nhớ miễn dịch. Sau đó, khi mầm bệnh thực sự xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các mầm bệnh này nhanh hơn và hiệu quả hơn để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

Vắc xin được phân loại như thế nào?

Trước đây, vắc xin được chia thành 3 loại là vắc xin giải độc tố, vắc xin bất hoạt và vắc xin sống giảm độc lực. Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ sinh học, chúng ta có thêm hai loại vắc xin là vắc xin tách chiết và vắc xin tái tổ hợp.

Vắc xin giải độc tố

Được sản xuất bởi ngoại độc tố của vi khuẩn bằng cách mất đi độc lực nhưng vẫn giữ được các đặc tính kháng nguyên. Khi hệ thống miễn dịch nhận được vắc xin giải độc tố, nó sẽ học cách chống lại độc tố một cách tự nhiên. Hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể trung hòa độc tố.

Vắc xin bất hoạt

Được sản xuất bởi các vi sinh vật gây bệnh đã chết. Những loại vắc xin này an toàn và ổn định hơn vắc xin sống và mầm bệnh đã chết không thể đột biến trở lại. Kháng nguyên chủ yếu kích thích đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch của vắc xin chết yếu hơn vắc xin sống nên phải tiêm nhiều liều hoặc tiêm nhắc lại để duy trì miễn dịch. Điều này có thể bị hạn chế đối với những người sống ở những khu vực không được chăm sóc y tế định kỳ và không thể tái chủng ngừa đúng hạn.

Vắc xin sống giảm độc lực

Độc lực do vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật tương tự vi sinh vật gây bệnh tạo ra đã bị giảm độc lực và không còn khả năng gây bệnh. Bởi vì vắc xin sống giảm độc lực gần giống với phản ứng với nhiễm trùng tự nhiên nên chúng tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và sản xuất kháng thể, thường chỉ cần 1 hoặc 2 liều để đạt được miễn dịch lâu dài.

Khi sử dụng phải đặc biệt lưu ý đến tính an toàn của vắc xin sống, bảo đảm không còn khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh ở mức độ nhẹ, vi sinh vật phải ổn định về mặt di truyền, không trở lại trạng thái độc lực ban đầu.

Vắc xin sống giảm độc lực tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và sản xuất kháng thể Vắc xin sống giảm độc lực tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và sản xuất kháng thể

Vắc xin tách chiết

Kháng nguyên được chiết xuất từ ​​vi sinh vật, như kháng nguyên polysaccharid của não mô cầu, polysaccharid của phế cầu…

Vắc xin tái tổ hợp

Thông qua công nghệ sinh học hiện đại, gen mã hóa cho các kháng nguyên vi sinh vật cần thiết để vắc xin được tách và tái tổ hợp vào E. coli hoặc một dòng tế bào phù hợp. Các nhà khoa học đang nghiên cứu vắc xin tái tổ hợp chống lại vi khuẩn và virus HIV, bệnh dại và sởi.

Công dụng vắc xin là gì?

Vắc xin giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Trong quá trình chủng ngừa, hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra vắc xin là vật thể lạ, phá hủy và ghi nhớ vắc xin, do đó tạo ra trí nhớ miễn dịch. Sau đó, khi mầm bệnh thực sự xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công mầm bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh.

Nhờ có vắc xin, hàng triệu trẻ em đã không chết vì các bệnh truyền nhiễm. Người được tiêm phòng không mắc bệnh hoặc di chứng do bệnh gây ra. Khi một chương trình tiêm chủng hoạt động tốt và hầu hết mọi người đều được tiêm vắc xin phòng bệnh, đôi khi bệnh biến mất hoàn toàn khỏi cộng đồng và chương trình tiêm chủng có thể dừng lại, ví dụ như bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, đối với một số bệnh như sởi, nếu dừng chương trình tiêm chủng thì tỷ lệ bệnh bùng phát lại sẽ rất nhanh.

Vắc xin có an toàn không?

Vắc xin hầu hết là an toàn. Bất kỳ loại vắc xin được cấp phép nào cũng phải trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm nghiêm ngặt trước khi được phép sử dụng và được đánh giá lại định kỳ sau khi đưa ra thị trường.

Hầu hết các phản ứng vắc xin thường nhẹ và tạm thời, chẳng hạn như đau cánh tay, sốt nhẹ hoặc nổi cục tại chỗ tiêm. Các phản ứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng cần phải nhập viện nói chung là thấp và hiếm gặp. Lợi ích của việc tiêm chủng vượt xa rủi ro, nếu không tiêm chủng sẽ có nhiều bệnh tật xuất hiện và tử vong sẽ xảy ra.

Bất kỳ loại vắc xin được cấp phép nào cũng phải trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm nghiêm ngặtVắc xin được cấp phép nào phải trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm

Rủi ro khi trẻ chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng muộn

Để phòng bệnh, trẻ cần được tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ. Việc trẻ không được tiêm chủng, tiêm chủng không đầy đủ hoặc muộn sẽ rất nguy hiểm, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao do thiếu miễn dịch bảo vệ.

Trước đây, ở một số nơi tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp, đã để xảy ra các dịch bệnh nghiêm trọng như sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản làm chết nhiều trẻ em. Điều này cho thấy nếu trẻ không được tiêm phòng thì nguy cơ tái phát bệnh rất cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ và cả cộng đồng.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vắc xin là gì và hiểu thêm các vấn đề liên quan đến vắc xin. Vắc xin là chế phẩm giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và con em một cách tốt nhất. Vì vậy, bạn hãy cho con em mình được tiêm chủng đúng hạn nhé!

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin