Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Vải kháng khuẩn là gì? Ưu và nhược điểm của vải kháng khuẩn

Ngày 26/09/2024
Kích thước chữ

Vải kháng khuẩn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của con người. Cùng bài viết bên dưới khám phá vải kháng khuẩn là gì cũng như ưu và nhược điểm của loại vải này nhé!

Vải kháng khuẩn sở hữu những lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ và đời sống con người. Do đó, có rất nhiều loại vải kháng khuẩn chất lượng xuất hiện trên thị trường hiện nay. Những loại vải này đi kèm ưu và nhược điểm nhất định, đáp ứng các nhu cầu riêng của mỗi khách hàng.

Vải kháng khuẩn là gì?

Vải kháng khuẩn là một loại vải đã trải qua quá trình xử lý, phủ thêm một số hoạt chất kháng khuẩn bao gồm đồng, bạc, kẽm,... Đây là các hoạt chất có đặc tính tiêu diệt cũng như ức chế sự phát triển của những vi khuẩnvi sinh vật gây hại. Thông qua đó, vải kháng khuẩn có khả năng bảo vệ cơ thể của trẻ nhỏ khỏi những bệnh lý truyền nhiễm, dị ứng hay một số vấn đề ở da.

Bên cạnh đó, vải kháng khuẩn còn được biết với công dụng phòng ngừa nấm mốc, giảm mùi hôi, giữ hương thơm cho quần áo. Ngoài ra, vải kháng khuẩn còn sở hữu tác dụng thấm hút mồ hôi, thoáng khí. Điều này giúp đem lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho các bé.

Vải kháng khuẩn là gì? Ưu và nhược điểm của vải kháng khuẩn 1
Vải kháng khuẩn có khả năng ngăn ngừa nấm mốc, giảm mùi hôi

Một số loại vải kháng khuẩn trên thị trường hiện nay

Vải kháng khuẩn về bản chất được dệt từ các loại vải khác nhau. Sau đây là 3 loại vải kháng khuẩn điển hình, đặc biệt phổ biến trên thị trường hiện nay:

Vải dệt kim kháng khuẩn

Vải dệt kim kháng khuẩn được làm từ những sợi đan lại với nhau. Đồng thời chúng tích hợp thêm những hạt kháng khuẩn vào trong từng sợi vải. Vải dệt kim kháng khuẩn có độ mềm mại, co giãn cũng như thoáng khí tốt. Do đó, loại vải này thường được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ lót, gối, chăn, rèm cửa,... và điển hình là trong thời trang.

Vải không dệt kháng khuẩn

So với vải dệt kim kháng khuẩn thì vải không dệt kháng khuẩn sẽ liên kết những sợi vải thông qua phương pháp nhiệt, keo hay hoá chất. Để sản xuất ra vải không dệt kháng khuẩn, người ta sử dụng 2 cách thức kéo sợi cơ bản bao gồm kéo sợi nóng chảy và kỹ thuật thổi chảy.

Bởi quy trình sản xuất đơn giản nên vải không dệt kháng khuẩn thường có giá thành khá rẻ. Loại vải này có đặc tính nhẹ, thấm nước khá tốt. Thông thường, vải không dệt kháng khuẩn chỉ được sử dụng một lần. Do đó, chúng sẽ được ứng dụng làm chất liệu của các loại băng gạc y tế, trang phục bác sĩ, khẩu trang,...

Vải dệt thoi kháng khuẩn

Vải dệt thoi được sản xuất thông qua quy trình dệt những sợi vải đan xen ngang hoặc dọc trên khung. Song, vẫn tạo ra khoảng cách giữa các sợi vải nên vi khuẩn hay bụi li ti vẫn có khả năng lọt vào. Vì thế, các nhà sản xuất sẽ bổ sung những chất kháng khuẩn vào trong vải và tạo nên vải dệt thoi kháng khuẩn. 

Vải dệt thoi kháng khuẩn thường có độ bền rất cao, dễ là ủi, không dễ bị mất phom dáng. Loại vải này thường được ứng dụng trong sản xuất rèm cửa, ga giường, quần áo,...

Vải kháng khuẩn là gì? Ưu và nhược điểm của vải kháng khuẩn 2
Có nhiều loại vải kháng khuẩn khác nhau trên thị trường

Các ưu và nhược điểm của vải kháng khuẩn

Vải kháng khuẩn đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ và đời sống của con người. Tuy nhiên, loại vải này tồn tại những ưu và nhược điểm nhất định. Cụ thể:

Ưu điểm của vải kháng khuẩn

Vải kháng khuẩn có rất nhiều ưu điểm như:

  • Bảo vệ sức khoẻ: Vải kháng khuẩn loại bỏ vi sinh vật, vi khuẩn và nấm mốc gây hại. Điều này giúp ba mẹ tự tin khi lựa chọn vải kháng khuẩn cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Quần áo làm từ vải kháng khuẩn sẽ giúp các bé sơ sinh được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của các yếu tố gây hại một cách hiệu quả. Việc lựa chọn loại vải phù hợp với làn da của các bé là cực kỳ quan trọng.
  • Độ bền cao: Các hoạt chất kháng khuẩn trong vải ngăn ngừa sự phát triển của những vi khuẩn trên bề mặt vải. Nhờ đó, các sản phẩm từ vải kháng khuẩn có khả năng bảo vệ tốt và bền bỉ hơn.
  • Dễ vệ sinh, bảo quản: Vệ sinh hay bảo quản vải kháng khuẩn cực kỳ đơn giản. Cách vệ sinh và bảo quản không chỉ thuận tiện mà còn đáp ứng được nhu cầu tiết kiệm thời gian hiệu quả cho các bậc phụ huynh.
  • An toàn cho làn da: Vải kháng khuẩn có chất liệu cực kỳ an toàn. Chúng được kiểm định đảm bảo an toàn mỗi khi tiếp xúc với làn da. Do đó, vải kháng khuẩn cũng rất phù hợp dành cho những làn da nhạy cảm.

Nhược điểm của vải kháng khuẩn

Nếu vải kháng khuẩn sở hữu các ưu điểm nổi trội thì bên cạnh đó vẫn tồn tại một số nhược điểm sau đây:

  • Hiệu quả kháng khuẩn giảm dần theo thời gian: Vải kháng khuẩn sau một thời gian sử dụng, giặt rửa sẽ giảm đi hiệu quả kháng khuẩn.
  • Giá thành khá cao: Bởi khả năng kháng khuẩn vượt trội nên vải kháng khuẩn sẽ có chi phí cao hơn hẳn so với những loại vải thông thường khác.
Vải kháng khuẩn là gì? Ưu và nhược điểm của vải kháng khuẩn 3
Vải kháng khuẩn có những ưu và nhược điểm nhất định

Hiện nay, vải kháng khuẩn đang được ứng dụng trong rất nhiều đời sống lĩnh vực khác nhau. Điều này là bởi loại vải sở hữu rất nhiều công dụng hữu ích cho cả sức khoẻ và cuộc sống con người. Song, chúng vẫn tồn tại những mặt ưu và khuyết điểm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin