Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vi sinh vật là gì? Chúng có nhiệm vụ gì và được phân bổ thế nào trong cơ thể người? Là những thắc mắc mà nhiều người muốn tìm được câu trả lời. Bài viết này của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc thú vị này.
Vi sinh vật được phân bố khắp mọi nơi trong tự nhiên và trên cơ thể con người và tất cả các loài động vật. Trong đó xuất hiện một số ít loài vi sinh vật gây ra một số căn bệnh cho con người.
Vi sinh vật bao gồm các sinh vật đa bào, đơn bào, nhân sơ hoặc nhân thực. Chúng có kích thước rất nhỏ không thể quan sát được bằng mắt thường. Vi sinh vật được phát hiện tới thời điểm hiện tại gồm có: Vi khuẩn, virus, tảo, nấm, và nguyên sinh động vật. Đây là loài xuất hiện lâu đời nhất trên thế giới. Các nhà khoa học nếu muốn nghiên cứu về chúng phải sử dụng phương pháp nuôi cấy.
Các sinh vật đa bào, đơn bào, nhân sơ hoặc nhân thực được gọi chung là vi sinh vật
Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ bé, nhưng số lượng của nó lại rất đông đảo. Đây là một trong những thành phần và yếu tố rất quan trọng trong môi trường cũng như cần thiết đối với con người và sinh vật sống. Ngoài ra, khi nhắc đến vi sinh vật sẽ kèm theo những đặc điểm nổi bật sau:
Đặc điểm dễ nhận biết của vi sinh vật là có kích thước rất nhỏ
Hiện nay có 3 loại môi trường chính để vi sinh vật có thể sinh sống là môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí. Vi sinh vật hiện nếu được phân loại dựa trên lợi ích của chúng thì sẽ có 2 loại như sau:
Vi sinh vật tồn tại và sống trên cơ thể người được gọi là vi hệ sống trên cơ thể người khỏe mạnh. Trên cơ thể người vi sinh vật có thể được phân chia thành những loại sau: Vi sinh vật cộng sinh có lợi cho cả người và vi sinh vật, vi sinh vật ký sinh có hại cho con người, loại trung gian là vi sinh vật hội sinh. Ngoài ra dựa trên thời gian mà vi sinh vật cư trú trên cơ thể, sẽ phân chia thành 2 nhóm sau:
Trên cơ thể người vi sinh vật được chia làm hai nhóm
Da là bộ phận tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều nhất rất dễ chứa nhiều loài vi sinh vật tồn tại ký sinh. Các vi sinh vật sẽ lấy thức ăn trên da từ các chất tiết ra của tuyến mồ hôi hay tuyến bã nhờn. Môi trường tại những nơi có độ ẩm cao như: Da mặt, da đầu, kẽ ngón tay, ngón chân,...
Việc vệ sinh, tắm rửa cơ thể thường xuyên sẽ làm giảm đến 90% vi sinh vật ở trên da. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì chỉ sau vài giờ tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi tiết ra lại tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Chủ động vệ sinh cơ thể thường xuyên sẽ giúp con người để hạn chế sự gia tăng vi sinh vật trên da.
Vi sinh vật đường hô hấp thường tồn tại ở đường hô hấp trên, mũi, ở họng miệng và ở đường hô hấp dưới bao gồm phế nang, phế quản. Việc bảo vệ đường hô hấp của bạn khỏi xâm nhập của vi khuẩn sẽ hạn chế được nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp, ốm vặt, cảm cúm thông thường.
Ở đường tiêu hoá vi sinh vật sẽ phân bố ở các vị trí như:
Vi sinh vật có lợi đường tiêu hóa giúp tổng hợp các chất có lợi cho cơ thể
Đường tiết niệu ở phía ngoài cùng của niệu đạo sẽ có một số ít loài vi khuẩn nguy hiểm như: Enterococcus faecalis, Escherichia coli,... Các vi sinh vật cũng thường xuất hiện trong nước tiểu đầu.
Vi sinh vật ở cơ quan sinh dục thường xuất hiện các loại vi khuẩn như: Cầu khuẩn, Lactobacillus, và trực khuẩn,... Tiêu biểu, Lactobacillus giúp chuyển hóa glycogen thành axit lactic chống lại sự xâm nhập các vi sinh vật gây bệnh và nấm.
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào vi sinh vật là gì? Với số lượng được phân bổ đông đảo trên và trong cơ thể người. Chú ý chăm sóc cơ thể mỗi ngày để hạn chế các vi sinh vật có hại đến sức khỏe bạn nhé!
Xem thêm: Sinh vật là gì
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.