Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hạch bạch huyết là cơ quan miễn dịch đầu tiên tiếp xúc với kháng nguyên của vi sinh vật sau khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin chi tiết hơn về vai trò cũng như cấu trúc của cơ quan này.
Sinh vật ở trong môi trường sống buộc phải trao đổi với môi trường để tồn tại, phát triển và sinh sản. Sự trao đổi này là cần thiết tuy nhiên cũng thường xuyên mang lại các nguy cơ có hại cho sinh vật vì môi trường sống luôn chứa đầy các tác nhân gây bệnh. Để thoát khỏi nguy cơ này, trong quá trình tiến hóa, con người đã hình thành và hoàn thiện dần các hệ thống miễn dịch để bảo vệ cho chính mình, hạch bạch huyết là cơ quan ngoại vi thuộc hệ thống miễn dịch này.
Sự hiện diện của các sinh vật lạ trong dòng máu có thể gây ra một loạt các sự kiện làm phá vỡ nhiều môi trường vi mô cân bằng nội môi trong cơ thể. Do đó, hệ thống miễn dịch thực hiện giám sát dòng máu để phát hiện các sinh vật lạ này. Một trong số những phương pháp sàng lọc diễn ra ở cấp độ của các hạch bạch huyết. Đây là những cơ quan miễn dịch thứ cấp được phân bố rộng rãi khắp cơ thể.
Trung bình có khoảng 400 đến 450 hạch bạch huyết nằm rải rác khắp cơ thể con người. Chúng được tìm thấy dọc theo các mạch bạch huyết, mang dịch từ khoảng kẽ vào hệ tuần hoàn chính. Chúng đặc biệt phong phú ở vùng cổ, nách, bẹn, quanh rốn và trong ổ bụng. Những vị trí này là những điểm dễ bị mầm bệnh xâm nhập vào môi trường bên trong cơ thể. Do đó cần phải tăng cường tối đa việc sàng lọc nhận diện ở những khu vực này.
Cấu trúc của hạch bạch huyết được trình bày cụ thể như sau:
Với kích thước khoảng 0,1 x 2,5 cm, hạch bạch huyết là một cấu trúc tuyến tương đối nhỏ giống như hạt đậu. Nó có bề mặt lồi được các mạch bạch huyết hướng tâm xuyên qua . Ở phía đối diện, có một chỗ lõm được xuyên qua bởi dây thần kinh, tĩnh mạch, động mạch cung cấp máu và cũng cho phép các mạch bạch huyết đi ra. Chỗ lõm này được gọi là rốn hạch. Hạch bạch huyết thường tập trung lại thành từng nhóm, nhận dòng bạch huyết dẫn lưu về từ một vùng cơ thể.
Các hạch bạch huyết được bao bọc bởi lớp vỏ bao sợi là mô liên kết dày đặc bao gồm các sợi đàn hồi và collagen cùng với các nguyên bào sợi xen kẽ. Nhu mô hạch có thể được chia làm 3 vùng:
Một số nhóm hạch bạch huyết có trách nhiệm dẫn lưu bạch huyết từ các vùng cụ thể của cơ thể. Ví dụ, dịch bạch huyết từ chi dưới và vùng đáy chậu sẽ chảy về các hạch bạch huyết ở bẹn. Dịch bạch huyết này có thể chứa kháng nguyên gây bệnh, kích thích kháng nguyên này có thể dẫn đến sự mở rộng cục bộ của các hạch bạch huyết, những thay đổi không chỉ về kích thước của các hạch mà còn biến đổi mô học của chúng. Quá trình này được gọi là bệnh hạch bạch huyết.
Bệnh hạch bạch huyết có thể được phân loại là cục bộ hoặc toàn thể:
Thông thường, sưng hạch bạch huyết phản ánh tình trạng nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn tự giới hạn ở trẻ em. Tuy nhiên, có những tình trạng không lành tính khác cũng có thể dẫn đến bệnh hạch bạch huyết (ung thư hạch).
Bệnh hạch bạch huyết cần được chẩn đoán phân biệt với viêm hạch bạch huyết. Viêm hạch đề cập đến một quá trình viêm cấp tính trong hạch bạch huyết. Mặc dù tình trạng này cũng có biểu hiện sưng hạch bạch huyết nhưng nó được đặc trưng bởi các hạch bạch huyết cứng và đau. Điều này trái ngược với bệnh hạch bạch huyết, các hạch bạch huyết không đau khi sờ nắn.
Hạch bạch huyết có kích thước như hạt đậu và nằm rải rác dọc theo đường đi của mạch bạch huyết, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể tránh mắc phải các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích về cấu trúc, hình dạng của hạch bạch huyết cũng như một số bệnh hạch bạch huyết thường gặp.
Xem thêm các bài viết khác: