Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần được cung cấp một số nguyên tố vi lượng cần thiết. Mặc dù các nguyên tố này chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ nhưng chúng lại đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Trong đó phải nhắc tới nguyên tố kali - một nguyên tố cần thiết cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.
Kali là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết đối với nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về nguyên tố này. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về nguyên tố kali và vai trò của chúng đối với sức khoẻ nhé!
Kali là một trong những nguyên tố vi lượng cần thiết đối với cơ thể mỗi người. Đây cũng là nguyên tố có hàm lượng nhiều thứ ba trong cơ thể tham gia hỗ trợ các hoạt động sống của con người.
Theo nghiên cứu, có khoảng 98% kali ở trong tế bào. Trong đó, 80% hàm lượng nguyên tố kali xuất hiện ở tế bào cơ và 20% còn lại có ở xương, gan và tế bào hồng cầu.
Đối với kali ở trong cơ thể, nguyên tố này hoạt động giống một chất điện giải. Nhưng khi ở trong nước, nguyên tố kali được hoà tan và tồn tại ở dạng ion có khả năng dẫn điện. Các ion này sẽ mang điện tích dương. Cơ thể sẽ sử dụng tính dẫn điện của ion này để kiểm soát các hoạt động cơ cơ, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, cân bằng chất lỏng…
Bởi vậy, kali có vai trò quan trọng đối với nhiều hoạt động sống của cơ thể.
Hàm lượng nguyên tố kali trong cơ thể có thể thay đổi tuỳ vào chế độ dinh dưỡng cũng như tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Nếu lượng kali bị giảm quá thấp hoặc tăng quá cao đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Tuỳ vào mức độ thiếu hụt kali, cơ thể sẽ có những biểu hiện khác nhau:
Nếu tình trạng thiếu hụt kali kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tim mạch và hệ thần kinh, nguy hiểm nhất có thể bị liệt cơ và tử vong.
Trên thực tế, dư thừa kali rất có hại cho cơ thể, đặc biệt ở những người cao tuổi đã mắc các bệnh như: Huyết áp cao, bệnh tim mạch…
Các triệu chứng có thể gặp phải khi dư thừa kali trong máu như: Yếu cơ, thường xuyên bị chuột rút, run rẩy, suy nhược cơ thể, nhịp tim nhanh...
Hiện nay, bệnh cao huyết áp đang có xu hướng trẻ hoá với mọi lứa tuổi. Đây cũng là yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh về tim mạch.
Nguyên tố natri trong cơ thể có khả năng giữ muối và nước nên dễ làm tăng huyết áp, đặc biệt là những người đã bị cao huyết áp. Nhưng theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy hàm lượng kali có khả năng tác động đến lượng natri có trong cơ thể giúp điều chỉnh huyết áp. Bởi vậy, một chế độ ăn uống giàu kali sẽ làm giảm huyết áp nhờ loại bỏ bớt lượng natri dư thừa.
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhiều nước trên thế giới.
Đột quỵ xảy ra do lượng máu lên não bị giảm đột ngột khiến nồng độ oxi cần thiết cung cấp cho não không đủ. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và chức năng của não bộ.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi cung cấp một lượng kali vừa đủ sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và các bệnh về tim.
Loãng xương là một bệnh lý đặc trưng bởi những xương xốp và rỗng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này chính là sự thiếu hụt canxi trong quá trình hình thành và phát triển của xương.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra tác dụng của nguyên tố kali đối với sự phát triển xương. Kali có thể làm giảm lượng canxi bị mất qua nước tiểu. Bởi vậy, một chế độ ăn uống đảm bảo đủ hàm lượng kali sẽ giúp ngăn ngừa loãng xương.
Sỏi thận là khối chất rắn được hình thành trong nước tiểu đã cô đặc.
Các nhà nghiên cứu đã thấy trong sỏi thận có chứa rất nhiều canxi và kali citrate có thể làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu. Vì vậy, cần bổ sung kali một cách hợp lý sẽ ngăn ngừa sỏi thận.
Giữ nước là một tình trạng tích tụ các chất lỏng dư thừa bên trong cơ thể.
Nguyên tố kali trong cơ thể có vai trò quan trọng trong việc cân bằng lượng nước. Nhờ có kali mà cơ thể tăng đào thải nước qua nước tiểu và làm giảm nồng độ natri. Bởi vì natri có khả năng giữ nước và muối. Nếu lượng natri giảm thì thể tích chất lỏng dư thừa dần dần biến mất. Từ đó, cơ thể thoát khỏi tình trạng giữ nước.
Nguồn thực phẩm có chứa nguyên tố kali vô cùng đa dạng và dễ tìm thấy. Chúng có nhiều trong trái cây, rau, cá…Nhu cầu kali mỗi ngày là 3500 - 4700 mg. Đây được coi là lượng tối ưu đối với cơ thể.
Những thực phẩm mà bạn có thể tham khảo:
Cần xây dựng một chế độ ăn uống giàu kali
Xem thêm: Kalium Chloratum là thuốc gì?
Khi bổ sung kali cho cơ thể các bạn cần phải chú ý những điều sau:
Trên đây là những vai trò của nguyên tố kali đối với sức khoẻ mỗi người. Cần bổ sung kali mỗi ngày bằng các thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ của chính bạn và gia đình. Hy vọng bài viết đã đem những thông tin hữu ích mà bạn đang tìm kiếm. Hãy theo dõi Nhà Thuốc Long Châu để được bổ sung nhiều kiến thức về sức khỏe bạn nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.