Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ thì phải làm sao?

Ngày 29/09/2022
Kích thước chữ

Trong quá trình phục hồi sau sinh, đa số các mẹ đều nhận thấy vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ cùng với một số triệu chứng như ngứa, đau, sưng,... Nếu như bạn cũng đang gặp phải hiện tượng như này, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân chi tiết và biện pháp khắc phục nhé.

Chị em phụ nữ sau khi sinh xong không chỉ phải đối mặt với những cơn đau chuyển dạ mà còn phải rạch tầng sinh môn để có thể đưa em bé ra ngoài một cách dễ dàng. Sau quá trình này, không ít chị em có vết khâu tầng sinh môn bị lòi chỉ, bị rách hoặc bị hở, điều này khiến cho nhiều chị em cảm thấy lo lắng và hoang mang. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về những biện pháp giải quyết hiện tượng này qua bài viết dưới đây nhé.

Tại sao vết khâu tầng sinh môn bị lòi chỉ?

Trường hợp chỉ bị lòi ra nhưng không có cảm giác đau nhức

Quá trình sinh nở thường không diễn ra dễ dàng nên đa số sản phụ cần phải mở đường tầng sinh môn để hạn chế tổn thương, đảm bảo em bé được sinh ra thuận lợi. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng chỉ sinh học tự tiêu để đóng vết thương mổ bằng mũi khâu.

Việc lựa chọn loại chỉ này sẽ giúp cho mẹ bầu không cần phải chịu đau nhức khi tháo chỉ. Sau 2-4 tuần, các sợi dây khâu đó sẽ tự biến mất mà không cần phải đi tháo chỉ. Nếu như sản phụ nhận ra 2-3 mối chỉ bị tuột ra ngoài nhưng không kèm theo triệu chứng khó chịu như khí hư có mùi, chảy máu, đau rát,... thì đây chỉ là dấu hiệu sợi chỉ đang biến mất dần và bị cơ thể đẩy ra bên ngoài.

Khoảng 1-2 tháng sau, vết mổ sẽ phục hồi và hoàn toàn lành lại, sản phụ có thể dần trở về lối sống sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, chị em vẫn cần phải chú ý chăm sóc cho cơ thể vì đây là giai đoạn nhạy cảm, cần phải nghỉ ngơi đầy đủ và cẩn thận để tránh xảy ra viêm nhiễm.

Trường hợp chỉ lòi ra nhưng bị đau nhức, khó chịu

Thực tế, không phải tất cả chị em đều có một quá trình sinh mổ thuận lợi vì những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong trường hợp nguy hiểm sẽ xảy ra một số triệu chứng như:

  • Phát sốt bất chợt.
  • Nổi ửng đỏ ở xung quanh mũi khâu.
  • Vết thương bị ngứa hoặc chảy dịch.
  • Đau rát khi đi vệ sinh.

Những dấu hiệu trên là đang cảnh báo cơ thể bạn gặp phải tổn thương nghiêm trọng, nếu như không được phát hiện hoặc điều trị sớm sẽ dẫn đến bệnh chuyển biến nặng nề hơn. Ngoài ra, một số thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng dễ làm lòi chỉ như ngồi vắt chân, vận động quá sức, đi lại nhiều, bế con sai tư thế,... các mẹ cũng nên chú ý để tránh gặp phải.

Hướng dẫn cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ

Chườm đá lạnh trong 1 tuần đầu tiên

Trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày đầu sau khi sinh, toàn bộ hệ thống cơ quan ở phía bên dưới sẽ chịu không ít tổn thương. Đồng thời, những vùng da xung quanh đường mổ cũng sẽ có phản ứng như nổi ửng đỏ, sưng tấy hoặc đau đớn. 

Tuy chườm lạnh nghe có vẻ chỉ là một mẹo dân gian có phương thức đơn giản nhưng lại rất đáng tin và hoàn toàn có cơ sở khoa học. Lý do là vì các viên đá lạnh sẽ giúp cho khả năng lưu thông máu đến vết thương được giảm bớt, đẩy lùi vết sưng bầm và hạn chế cảm giác đau nhức xảy ra.

Vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ thì phải làm sao? 1 Chườm đá lạnh sẽ giúp cho khả năng lưu thông máu đến vết thương được giảm bớt

Cách thực hiện:

  • Sử dụng đá bào hoặc đá đập nhỏ vì sẽ lâu tan hơn.
  • Bọc lớp khăn mềm bên ngoài đá hoặc để vào bên trong túi chườm.
  • Bắt đầu xoa từ vùng bụng dưới, hông, bẹn rồi tới xung quanh tầng sinh môn.
  • Thực hiện khoảng 10-15 phút cho tới khi cảm thấy đỡ đau và êm dịu.
  • Lau khô vết thương trước khi mặc đồ.

Không quan hệ tình dục

Tuy sau 3 tháng thì vết mổ sẽ lành lại và không còn xuất hiện những triệu chứng như chảy dịch, đau rát,... nhưng các mẹ cũng không nên nóng vội mà để bản thân phải chịu tổn thương. Lúc này, các mô mềm xung quanh tầng sinh môn mới được hình thành nên vẫn còn rất yếu, mọi sự tác động mạnh như vận động, mang vác đồ nặng hoặc quan hệ tình dục đều nên hạn chế ở mức tối đa.

Vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ thì phải làm sao? 2 Hạn chế quan hệ tình dục để tránh bệnh viêm nhiễm xảy ra

Ngoài ra, một số nội quan ở bên trong như tử cung, âm đạo,... đều cần ít nhất 5-6 tháng để nghỉ ngơi, phục hồi khỏe mạnh. Do đó, tốt nhất là chị em nên tạm dừng chuyện ân ái lại cho tới khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh lại như trước nhé.

Vệ sinh vết khâu một cách nhẹ nhàng

Nếu như mẹ bầu vẫn tắm rửa hàng ngày nhưng lại không vệ sinh kỹ vết thương tầng sinh môn thì sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ và bám lại trong cơ thể. Các mẹ nên làm như sau:

  • Sau khi tắm xong nên ngồi ở tư thế dựa lưng để thoải mái.
  • Có thể sử dụng một chiếc gương để dễ dàng tiếp cận vết mổ.
  • Sử dụng tăm bông thấm nước muối hoặc tinh chất cây phỉ có tác dụng khử khuẩn và suy giảm đau nhức.
  • Chấm thật nhẹ nhàng xung quanh các chân mũi chỉ.
  • Để vết thương khô hẳn rồi mới mặc quần áo.
  • Thực hiện 1-2 lần/ngày để hạn chế làm tổn thương đến đường chỉ khâu.
Vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ thì phải làm sao? 3 Nên tắm rửa thường xuyên và vệ sinh vết khâu một cách nhẹ nhàng

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã cung cấp những thông tin quan trọng về hiện tượng vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ cho sản phụ. Tuy đây không phải là hiện tượng quá nguy hiểm nhưng chị em phụ nữ cũng không nên chủ quan mà cần phải đi thăm khám ngay nếu như thấy bản thân xuất hiện những triệu chứng lạ để vết thương có thể nhanh chóng phục hồi lại.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin