Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rạch tầng sinh môn là thủ thuật nhỏ được thực hiện khi sản phụ sinh con đặc biệt là khi sinh con so. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ tại tầng sinh môn giúp cho sản phụ sinh con dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một số mẹ bỉm sau sinh xuất hiện cảm giác nhức tại vết rạch này, vậy nguyên nhân là do đâu?
Vết rạch tầng sinh môn có thể khiến cho mẹ bỉm đau nhẹ, ngứa ngáy và khó chịu trong vài ngày đầu cho đến 1 tuần sau sinh nhưng đây chỉ là quá trình lành vết thương thông thường. Sau khoảng từ 2 – 3 tuần, vết khâu tầng sinh môn được bác sĩ dùng chỉ tự tiêu có thể nhận được dấu hiệu hồi phục tốt. Khoảng 1 tháng kể từ khi sinh con, vết rạch tầng sinh môn đã lành hẳn và bắt đầu hồi phục cảm giác. Tuy nhiên, một số trường hợp vết khâu tầng sinh môn bị nhức luôn khiến cho các mẹ bỉm lo lắng và thắc mắc.
Tình trạng vết rạch được khâu lại bị sưng, đau nhức nhẹ trong khoảng 1 tuần sau sinh là rất bình thường vì đây là thời gian vết thương đang lành da. Nhưng nếu cơn đau nhức kéo dài đi kèm một số triệu chứng khác như sốt, có xuất hiện mủ, sưng to, có mùi hôi... thì có thể vết khâu tầng sinh môn đã bị nhiễm trùng và cần được thăm khám ngay lập tức.
Rạch tầng sinh môn là thủ thuật rạch một đường ngắn tại vùng giữa âm đạo và hậu môn theo hướng 7 giờ, thực hiện trong quá trình sinh để giúp thai sổ dễ dàng hơn, trẻ sơ sinh có thể được ra ngoài thuận lợi hơn. Bác sĩ sản khoa sẽ thực hiện thủ thuật này khi âm hộ của người mẹ không mở đủ rộng để “vượt cạn”. Đa số những sản phụ được thực hiện thủ thuật này khi sinh con so đầu lòng hoặc khi thai quá to, trong khi âm hộ của người phụ nữ vẫn còn rất rắn chắc, sự giãn nở kém, đồng thời chưa thực hiện động tác rặn đúng cách.
Không những thế, trẻ sơ sinh cần đường kính âm hộ khoảng chừng 10 cm mới có thể chào đời thuận lợi nhất. Trong trường hợp không rạch tầng sinh môn, khi người mẹ cố gắng rặn để sinh có nguy cơ xảy ra tình trạng rách tầng sinh môn. Lúc này, vết thương bị rách sẽ có những vùng da dư thừa và không khớp nhau gây khó khăn cho việc khâu tầng sinh môn.
Ngoài ra, máu có nguy cơ chảy nhiều hơn và gây mệt mỏi cho sản phụ. Đối với người mẹ, việc rạch tầng sinh môn có ý nghĩa rất lớn vì giúp cho mẹ bỉm đỡ mất sức hơn khi sinh con, vết rạch đường sinh môn được bác sĩ thực hiện tránh ảnh hưởng đến vùng gân và cơ trung tâm đáy chậu. Không những thế, thủ thuật còn giúp cho âm hộ đỡ phải giãn rộng và không ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng sau này.
Vết rạch tầng sinh môn tuy chỉ có độ dài khoảng 2 – 4 cm và nằm ở phần mô mềm, nhưng vị trí lại khá khó lành vì ở vùng kín và ẩm ướt. Trong khoảng thời gian 2 tuần đến 1 tháng, vết khâu này sẽ lành hẳn. Sau khi sinh xong, bác sĩ sẽ khâu vết rạch này bằng loại chỉ tự tiêu với mục đích giúp vết thương thẩm mỹ hơn và mẹ bỉm sẽ không cần quay lại bệnh viện để cắt chỉ.
Khi khâu tầng sinh môn, thường chị em sẽ không cảm giác đau. Bởi vì khi sinh thường đa phần bạn đã sử dụng gói giảm đau ngoài màng cứng. Tuy nhiên, với những chị em không sử dụng gói giảm đau ngoài màng cứng, trước khi thực hiện rạch và khâu tầng sinh môn, bác sĩ sẽ sử dụng gây tê tại chỗ, chính vì vậy khi khâu chị em sẽ không có cảm giác đau. Sau khi khâu, đa phần chị em chỉ cảm nhận đau ê ẩm nhẹ tại vết khâu và sẽ không ảnh hưởng đến vấn đề vận động, đi lại và chăm sóc trẻ của bạn.
Vết rạch tầng sinh môn sau khi được bác sĩ khâu thẩm mỹ lại sẽ nhanh chóng lành sau 1 tuần. Trong khoảng từ 5 – 7 ngày sau sinh, vết rạch khâu tầng sinh môn nếu bị sưng đau là hiện tượng bình thường vì đây là quá trình liền da của vết thương. Sau 2 tuần chỉ sẽ tự tiêu hết và khoảng sau 1 tháng, tầng sinh môn của chị em đã có dấu hiệu lành hẳn và có cảm giác trở lại.
Một số chị em có cảm giác đau nhức tại vết rạch tầng sinh môn, khó khăn khi vận động… Việc cảm thấy nhức và khó chịu thường là do kỹ thuật khâu không đúng, cụ thể như sau:
Do đó, kỹ thuật khâu của bác sĩ sẽ khiến cho sản phụ đau nhiều hay đau ít, nhanh lành hay lâu lành. Tuy nhiên, bên cạnh tình trạng sưng đau, nếu bạn có xuất hiện tình trạng nhức, kèm theo các dấu hiệu như: Vết khâu nề đỏ, sốt, chảy mủ, có mùi hôi hoặc vết khâu không liền… đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn. Lúc này, bạn nên quay trở lại bệnh viện để được bác sĩ xử lý kịp thời.
Nếu không may bị nhiễm trùng tầng sinh môn chị em cũng đừng quá lo lắng, bởi bác sĩ có thể xử trí tình trạng này rất nhanh chóng, dễ dàng và đơn giản. Tùy vào mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc kháng sinh nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Bạn hãy yên tâm rằng kháng sinh này an toàn với những mẹ bỉm đang trong giai đoạn cho con bú.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cắt lọc, làm sạch và để hở vết khâu tầng sinh môn. Sau thời điểm điều trị từ 5 đến 7 ngày, nếu vết thương tự liền đẹp thì sẽ không cần tiến hành khâu phục hồi. Đối với một số ít trường hợp vết khâu không liền tốt, bác sĩ sẽ tiến hành khâu phục hồi và tái tạo lại tầng sinh môn.
Vùng tầng sinh môn được nuôi dưỡng bởi rất nhiều mạch máu do đó thường sẽ liền rất nhanh. Kết hợp với việc chăm sóc, vệ sinh đúng cách, chị em sẽ không phải lo lắng những trường hợp nhiễm trùng gây đau nhức. Việc chăm sóc cụ thể như sau:
Trên đây là lời giải đáp thắc mắc cho trường hợp vết rạch tầng sinh môn bị nhức mà bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhức kéo dài kèm theo các dấu hiệu như sốt cao hay vết thương có mủ thì rất có thể bạn đã nhiễm trùng và cần được thăm khám gấp nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.