Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, việc trầy xước da ở đầu gối dẫn đến hình thành các vết thương hở là điều không thể tránh khỏi. Thế nên, hãy theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết về vết thương hở ở đầu gối nhé!
Đầu gối là bộ phận quan trọng trên cơ thể, có chức năng hỗ trợ cho hoạt động đứng lên ngồi xuống của con người. Nhưng nếu chẳng may đầu gối bị vết thương hở thì nên xử lý ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Vết thương hở ở đầu gối được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng chấn thương làm vùng da gối bị rách.
Một số nguyên nhân khiến đầu gối có vết thương hở cụ thể như :
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vết thương hở ở đầu gối
Mặc dù vết thương hở ở đầu gối không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu chúng ta chủ quan, không điều trị kịp thời sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm sau:
Biến chứng nguy hiểm nhất là nguy cơ nhiễm trùng vết thương hở. Nó có thể xảy ra khi bạn xử lý vết thương không đúng cách (không vệ sinh, sát khuẩn hằng ngày hoặc không loại bỏ dị vật ra khỏi vết thương,...). Dẫn đến vết thương hở ở đầu gối chậm lành, tạo ra các ổ viêm loét, hoại tử nguy hiểm.
Vết thương ở đầu gối bị tổn thương sâu sẽ hình thành các hố chứa mủ khiến chúng sưng lên. Tình trạng này gọi là áp xe. Cảm giác nhức nhối, đau đớn sẽ bao trùm và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh.
Khi các vết thương hở ở đầu gối có dấu hiệu nhiễm trùng mà vẫn không được kịp thời xử lý hoặc xử lý sai cách thì các mô tế bào chết chứa vi khuẩn sẽ ngày càng lan ra và làm chết các mô lân cận. Nếu để mô hoại tử phát triển sâu vào bên trong có thể khiến chân mất đi chức năng hoạt động bình thường.
Bạn cần sử dụng một chiếc khăn sạch, ấn vào vết thương để giúp máu ngừng chảy. Trong trường hợp bức thiết, bạn có thể dùng quần áo thay thế. Nếu máu chảy nhanh và quá nhiều, bạn hãy dùng tay giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy.
Bên cạnh đó, do máu có thể bị chảy từ trên xuống qua vết thương hở ở đầu gối nên bạn cần nâng cao chân bệnh nhân lên trong quá trình cầm máu.
Trường hợp vết thương hở ở đầu gối bị gây ra do vật nhọn hoặc cọ xát xuống mặt đường, bạn cần loại bỏ dị vật ra khỏi vết thương. Bước làm này sẽ giúp cho việc làm sạch đạt hiệu quả tốt hơn.
Để thực hiện bạn cần chuẩn bị dụng cụ gắp được tiệt trùng trước bằng cồn. Quan sát kỹ tại miệng vết thương để lấy dị vật ra. Nếu dị vật quá sâu bạn không nên tự ý cạy mà cần đến bệnh viện gần nhất nhờ bác sĩ hỗ trợ.
Làm sạch là bước bắt buộc để ngăn ngừa vết thương nhiễm trùng. Bạn có thể tưới dung dịch sát khuẩn lên vết thương, sau đó dùng thêm bông tẩm lau nhẹ nhàng lại. Nên vệ sinh vết thương mỗi ngày 1 lần.
Nếu không được băng bó cẩn thận, vết thương của bạn vẫn có rủi ro nhiễm trùng rất cao do các yếu tố ngoại cảnh tác động. Vì thế, bước làm này sẽ giúp vết thương được bảo vệ tốt hơn, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Ngoài các bước xử lý vết thương trên bệnh nhân và người chăm sóc cũng cần lưu ý một số điểm sau:
Như vậy, chúng tôi đã gửi đến bạn những thông tin liên quan đến vết thương hở ở đầu gối. Hy vọng bạn sẽ áp dụng được và xử lý đúng hướng cho vết thương của mình.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.