Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Cẩm Ly
Mặc định
Lớn hơn
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn có tỷ lệ nhiễm cao hàng đầu tại Việt Nam. Rất nhiều câu hỏi liên quan đến loại vi khuẩn này, trong số đó "vi khuẩn HP có lây không?" là thắc mắc hàng đầu. Vậy làm thế nào để xác định nhiễm khuẩn HP?
Có rất nhiều căn bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm loét dạ dày tá tràng khó điều trị, được biết đến là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra. Sự xuất hiện của vi khuẩn HP đã khiến nhiều người bắt đầu tò mò về khả năng lây lan cũng như cách phòng ngừa.
Vậy vi khuẩn HP có lây không? Vi khuẩn HP có thể lây qua đường nào? Tìm hiểu ngay tại đây.
Vi khuẩn Helicobacter pylori, thường gọi tắt là HP, không gây ra bất kỳ triệu chứng nào khi xâm nhập vào đường tiêu hoá. Điều này đã dẫn đến việc nhiều người mắc bệnh mà không hề hay biết.
Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng nhiễm khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra viêm loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) tồn tại chủ yếu trong lớp nhầy niêm mạc dạ dày và thuộc nhóm vi khuẩn ưa sống trong môi trường acid.
Theo GS.TS.Bác sĩ Đào Văn Phan, vi khuẩn HP không thể lây lan qua hơi thở. Sau khi xâm nhập cơ thể, HP tồn tại trong dạ dày là chính và có thể xuất hiện ở các vị trí khác trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn không sống trong đường thở của người và không thể phát tán ra bên ngoài.
Dẫu vậy, vì HP tồn tại trên toàn bộ chiều dài của hệ tiêu hóa, nước bọt của người bệnh có thể chứa vi khuẩn này. Nếu có tiếp xúc gần, bạn có thể bị dính nước bọt chứa vi khuẩn HP.
Vi khuẩn hp có lây không? Câu trả lời có và thông thường, có ba con đường lây lan HP như sau:
Thường ta nghe đến vi khuẩn HP như là nguyên nhân chính của nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm loét dạ dày. Khi nhiễm khuẩn vi khuẩn HP, người bệnh có nguy cơ phải đối diện với những tác động không tốt mà chủng vi khuẩn này gây ra đối với sức khỏe.
Vi khuẩn HP có khả năng tạo ra enzyme urease giúp chúng tồn tại trong môi trường dạ dày có độ acid mạnh. Tuy nhiên, thực tế chỉ một số ít chủng vi khuẩn HP mang gen CagA mới gây viêm loét dạ dày, tá tràng và nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, vi khuẩn HP không gây ra bệnh lý ngay mà gây bệnh thầm lặng. Đôi khi, có thể cần tới 30 năm sau khi nhiễm khuẩn vi khuẩn HP mang gen gây bệnh, các dấu hiệu tổn thương mới bắt đầu hiện rõ.
Không thể phủ nhận rằng một số loại vi khuẩn HP không chỉ không gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, mà còn đóng vai trò như vi khuẩn cộng sinh giúp ngăn chặn các tác nhân gây bệnh cho đường ruột. Vì vậy, không phải tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn vi khuẩn HP đều gây bệnh, nhưng vẫn cần thực hiện kiểm tra, sàng lọc và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu vi khuẩn gây hại.
Triệu chứng nhiễm khuẩn HP thường không rõ ràng, điều này khiến việc sàng lọc và điều trị trở nên khó khăn. Thường chỉ khi chúng gây ra các triệu chứng bệnh lý như đầy bụng, khó tiêu, đau bụng vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa,... người bệnh mới đến khám và kiểm tra. Bác sĩ sẽ quyết định xem có cần thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP để xác định tình trạng nhiễm khuẩn, từ đó tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Vì vi khuẩn HP thường không tạo ra các triệu chứng rõ ràng khi xâm nhập cơ thể, do đó việc phát hiện chúng trở nên khó khăn. Bởi thế, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán thông qua các phương pháp sau:
Xâm lấn: Nội soi dạ dày tá tràng để đánh giá và kiểm tra các vết loét. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể tiến hành lấy mẫu mô để thực hiện sinh thiết và thử nghiệm urease nhanh hoặc nuôi cấy vi khuẩn.
Không xâm lấn: Thực hiện theo ba cách sau đây:
Hẳn là bạn đã có câu trả lời về việc liệu vi khuẩn HP có lây không. Hiểu về cách lây lan và tác động của vi khuẩn HP đối với sức khỏe con người là một phần quan trọng để hỗ trợ việc ngăn ngừa và điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày và tá tràng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...