Trào ngược dạ dày có nên đi bộ không? Cách đi bộ an toàn cho người bệnh dạ dày
Ngày 15/12/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Trào ngược dạ dày là một trong những căn bệnh tiêu hóa khá phổ biến hiện nay. Khi mắc phải căn bệnh này, không chỉ sức khỏe mà chất lượng cuộc sống của người bệnh có thể bị giảm sút. Vậy trào ngược dạ dày có nên đi bộ không?
Trên thực tế, có không ít người bệnh trào ngược dạ dày lo lắng liệu rằng các hoạt động thể chất như đi bộ sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Để có thể giúp bạn đọc giải đáp được nỗi băn khoăn trào ngược dạ dày có đi bộ được không, bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản xoay quanh căn bệnh trào ngược dạ dày và việc đi bộ.
Trào ngược dạ dày có nên đi bộ không?
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý tiêu hóa xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ nóng (cảm giác bỏng rát ở ngực), đau ngực và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời như viêm thực quản, loét hoặc hẹp thực quản. Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này thường là do cơ vòng thực quản dưới bị yếu, khiến cho axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản. Vậy trào ngược dạ dày có nên đi bộ không?
Theo các chuyên gia, việc đi bộ thường xuyên là một thói quen tốt, không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó bao gồm cả căn bệnh trào ngược dạ dày.
Để làm rõ hơn về điều này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những lợi ích của việc đi bộ đối với người bệnh trào ngược dạ dày ngay sau đây bạn nhé.
Lợi ích của việc đi bộ đối với người bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày có nên đi bộ không? Câu trả lời là có bạn nhé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đi bộ mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ điều trị chứng bệnh trào ngược dạ dày. Một số lợi ích của việc đi bộ đối với người bệnh trào ngược dạ dày có thể kể đến như:
Cải thiện tiêu hóa: Đi bộ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn bằng cách tăng cường nhu động ruột và lưu thông máu đến vùng dạ dày, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, đầy hơi - những biểu hiện thường gặp ở người bị trào ngược dạ dày.
Giảm căng thẳng: Như các bạn đã biết, stress và căng thẳng kéo dài là một yếu tố làm trầm trọng thêm bệnh trào ngược dạ dày. Việc đi bộ sẽ giúp cơ thể thư giãn, giải phóng endorphin - hormone hạnh phúc từ đó giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ và cải thiện chứng bệnh trào ngược dạ dày.
Tăng cường sức khỏe tổng thể: Đi bộ đều đặn giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu và kiểm soát huyết áp. Ngoài ra, việc duy trì thói quen đi bộ hàng ngày còn giúp hỗ trợ giảm cân và duy trì vóc dáng từ đó làm giảm áp lực lên dạ dày - một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
Cách đi bộ an toàn cho người mắc trào ngược dạ dày
Đi bộ là hoạt động có lợi cho sức khỏe, nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bị trào ngược dạ dày, cần chú ý đến cách thực hiện. Việc thực hiện đi bộ không đúng cách sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi đi bộ dành cho người bệnh trào ngược dạ dày, bạn đọc có thể tham khảo:
Đi bộ với tốc độ vừa phải: Chọn tốc độ chậm rãi, nhẹ nhàng để tránh làm tăng áp lực lên cơ thể và hệ tiêu hóa. Mục tiêu là giúp duy trì nhịp tim ổn định, không cảm thấy mệt mỏi quá mức. Hoạt động mạnh hoặc chạy bộ nhanh có thể làm rung lắc vùng bụng, gây áp lực lên dạ dày và làm trào ngược nghiêm trọng hơn.
Đi bộ vào thời điểm phù hợp: Chờ ít nhất 30 phút đến 1 giờ sau bữa ăn để thức ăn kịp tiêu hóa trước khi vận động. Buổi sáng hoặc chiều tối là thời điểm lý tưởng để đi bộ, tránh ánh nắng gay gắt và tạo cảm giác thư giãn. Sau khi ăn, dạ dày đang hoạt động mạnh để tiêu hóa thức ăn, việc đi bộ ngay có thể làm tăng nguy cơ trào ngược do áp lực từ hoạt động thể chất.
Giữ tư thế thẳng đứng: Lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước, đầu hơi nâng cao để giảm áp lực lên vùng bụng.bước đi nhẹ nhàng, thoải mái, không gồng cứng cơ thể, không cúi người hoặc gập bụng khi đi bộ bởi điều này có thể làm tăng áp lực ổ bụng, đẩy dịch dạ dày lên thực quản.
Đi bộ đều đặn: Thực hiện từ 20-30 phút mỗi ngày hoặc ít nhất 3-5 lần mỗi tuần để duy trì hiệu quả cải thiện sức khỏe và triệu chứng bệnh. Người bệnh không nên đi bộ quá lâu bởi điều này có thể khiến cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng tiêu hóa và làm cho các triệu chứng trào ngược trở nên tồi tệ hơn.
Lưu ý về chế độ ăn uống và lối sống cho người bị trào ngược dạ dày
Bên cạnh việc vận động nhẹ nhàng như đi bộ, người mắc bệnh trào ngược dạ dày cần chú ý đặc biệt đến chế độ ăn uống và lối sống để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Cụ thể:
Về chế độ ăn uống
Người bệnh trào ngược dạ dày cần chú ý duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Theo đó, người bệnh trào ngược dạ dày cần:
Tránh các loại thực phẩm có thể làm tăng sản xuất axit hoặc gây kích thích niêm mạc dạ dày bao gồm cà phê, trà đặc, nước uống có gas, socola, các món ăn nhiều gia vị cay, đồ chiên rán, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc bơ, cam, quýt, chanh và các thực phẩm có tính axit cao… Thay vào đó, hãy ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày như cháo, súp, bánh mì khô, cơm trắng, rau xanh hấp hoặc luộc.
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: Chia nhỏ các bữa ăn (4-6 bữa/ngày) thay vì 2-3 bữa lớn để giảm áp lực lên dạ dày. Khi ăn, chú ý ăn chậm, nhai kỹ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ trào ngược.
Tránh ăn tối muộn hoặc ăn ít nhất 2-3 giờ trước khi nằm ngủ để dạ dày có thời gian tiêu hóa hết thức ăn.
Không ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, vì có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
Về lối sống
Người bệnh trào ngược dạ dày cần duy trì lối sống lành mạnh:
Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân, đặc biệt là tích mỡ bụng, có thể làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản dưới, gây ra trào ngược. Việc kiểm soát cân nặng giúp giảm đáng kể nguy cơ này.
Tránh nằm ngay sau bữa ăn: Sau khi ăn, hãy ngồi thẳng hoặc đi bộ nhẹ nhàng trong 20-30 phút để hỗ trợ tiêu hóa. Nếu cần nghỉ ngơi, hãy giữ tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng về phía bên trái để giảm áp lực dạ dày lên thực quản.
Hạn chế căng thẳng: Stress có thể làm tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh trào ngược dạ dày có thể tập các bài tập thư giãn như yoga, thiền hoặc hít thở sâu để giảm căng thẳng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề trào ngược dạ dày có nên đi bộ không mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết hôm nay, bạn đọc sẽ phần nào hiểu rõ hơn về chủ đề này đồng thời nắm được cách đi bộ an toàn, những lưu ý về chế độ ăn và lối sống cho người bệnh trào ngược dạ dày. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và dõi theo các bài viết sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm