Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến những thói quen hay hành động có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân và thai nhi, bao gồm cả hành động rướn người, nhón chân… Vậy vì sao bà bầu không được rướn người?
Một trong những hành động mà mẹ bầu nên tránh là rướn người hoặc nhón chân hoặc với tay lên cao. Vậy vì sao bà bầu không được rướn người và hành động này có tiềm ẩn nguy cơ gì cho cả hai mẹ con? Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Vì sao bà bầu không được rướn người đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi có ý kiến cho rằng hành động này sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và bé. Theo dân gian lưu truyền rằng, rướn người, với tay lên cao hay nhón chân là những hành động mà mẹ bầu cần kiêng kị trong thai kỳ. Lý giải cho vấn đề này, nhiều người cho rằng hành động này sẽ khiến cho thai nhi trong bụng mẹ dễ bị dây rốn quấn cổ hay còn được dân gian gọi là hiện tượng tràng hoa quấn cổ. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa sản lại cho rằng, hiện tượng tràng hoa quấn cổ không liên quan tới việc thai phụ có thường xuyên rướn người, với tay lên cao hoặc nhón chân hay không. Hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, thậm chí là ngay cả thời điểm thai phụ đang bị đau bụng chuyển dạ hoặc trong quá trình sinh nở.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dây rốn quấn cổ thường được cho là do em bé xoay chuyển tư thế khi còn trong bụng mẹ khiến vô tình bị dây rốn quấn vào cổ. Do vậy, ở những em bé hiếu động thường dễ xảy ra tình trạng này hơn so với bé khác. Ngoài ra, khi dây rốn dài bất thường hoặc có cấu trúc yếu cũng có thể là nguyên nhân khiến cho thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ.
Trên thực tế, đối với quan điểm thai phụ thường xuyên rướn người, với tay lên cao hoặc nhón chân sẽ khiến cho thai nhi bị dây rốn quấn cổ vẫn chưa được khoa học chứng minh. Tuy nhiên, thói quen nhón chân hoặc rướn người trong quá trình mang thai cũng có thể gây ra những nguy hiểm khác. Chẳng hạn, mẹ bầu sẽ dễ bị mất thăng bằng, từ đó làm tăng nguy cơ bị té ngã hoặc dễ bị các đồ vật ở trên cao rơi trúng người. Đây cũng là một cách giải thích cho vấn đề vì sao bà bầu không được rướn người, nhón chân hoặc với tay lên cao? Vì thế, phụ nữ mang thai cần tránh các hành động nhón chân, rướn người và với tay lên cao để phòng tránh nguy cơ gây tai nạn cho bản thân và em bé.
Chắc hẳn bạn đọc đã biết vì sao bà bầu không được rướn người trong thai kỳ. Việc thực hiện các tư thế như nhón chân, rướn người hoặc với tay lên cao để lấy đồ trên cao sẽ đòi hỏi bạn phải giữ được thăng bằng trên các đầu ngón chân trong khi phải rướn người và với tay lên cao. Lúc này, hầu hết trọng lượng của cơ thể sẽ dồn vào các đầu ngón chân. Điều này có thể khiến cho bạn dễ bị mất thăng bằng và té ngã, đặc biệt là trong trường hợp cân nặng của phụ nữ mang thai tăng lên nhiều trong thai kỳ và bụng bầu cũng đã tương đối lớn.
Ngoài ra, khối cơ vùng bụng cũng sẽ bị căng ra khi bị rướn người, kiễng chân và với tay lên cao. Điều này có thể khiến cho cả mẹ và em bé bị khó chịu.
Bên cạnh đó, hành động rướn người, nhón chân và với tay lên cao để lấy đồ cũng có thể khiến cho các đồ vật ở phía trên rơi xuống, gây nguy hiểm cho thai phụ. Do vậy, mặc dù quan điểm trong dân gian rằng phụ nữ mang thai rướn người, với tay lên cao và nhón chân sẽ khiến cho thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ vẫn chưa có bằng chứng khoa học xác định rõ ràng thì mẹ bầu cũng không nên thực hiện những hành động này để phòng tránh nguy hiểm có thể xảy ra cho mẹ và bé.
Bên cạnh tư thế rướn người, nhón chân và với tay lên cao gây ảnh hưởng đến thai kỳ, theo các chuyên gia và bác sĩ sản khoa khuyến cáo mẹ bầu cũng nên tránh một số tư thế khác để tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Theo đó, thai phụ cần biết và tránh một số tư thế không an toàn khi mang thai để tránh ảnh hưởng đến bản thân và thai nhi, cụ thể là:
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lưu ý đến rất nhiều vấn đề để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và sự phát triển toàn diện của thai nhi như chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt… Bên cạnh đó, các tư thế gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ thì thai phụ cũng nên biết và tránh. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc vì sao bà bầu không được rướn người?
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.