Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Vì sao rối loạn nội tiết tố gây đau đầu? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ngày 19/01/2024
Kích thước chữ

Vì sao rối loạn nội tiết tố gây đau đầu? Đau đầu có rất nhiều nguyên nhân, trong đó sự thay đổi nội tiết tố là một trong những yếu tố có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở phụ nữ. Hầu hết các trường hợp đau đầu thường không được khám hoặc điều trị đầy đủ, dẫn đến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Nguyên nhân chính gây ra chứng đau nửa đầu liên quan đến kinh nguyệt dường như là do việc giảm đột ngột estrogen. Tuy nhiên, những thay đổi về nồng độ estrogen duy trì khi mang thai (tăng) và mãn kinh (giảm) dường như ảnh hưởng đến chứng đau đầu. Vậy vì sao rối loạn nội tiết tố gây đau đầu?

Rối loạn nội tiết tố gây đau đầu như thế nào?

Đau đầu do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm cả di truyền và chế độ ăn uống. Ở phụ nữ, sự thay đổi nồng độ hormone cũng là yếu tố chính góp phần gây ra chứng đau đầu mãn tính và chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt. Nồng độ hormone thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh và đôi khi có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone. Những phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố gây đau đầu thường thấy các triệu chứng của họ giảm bớt khi mang thai hoặc bước vào thời kỳ mãn kinh.

Tìm hiểu vì sao rối loạn nội tiết tố gây đau đầu? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị1
Những phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố gây đau đầu thường thấy các triệu chứng giảm bớt khi bước vào thời kỳ mãn kinh

Vì sao rối loạn nội tiết tố gây đau đầu?

Đau đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu, có liên quan đến nội tiết tố nữ estrogen. Estrogen kiểm soát các chất hóa học trong não ảnh hưởng đến cơn đau. Nồng độ estrogen giảm có thể gây đau đầu. Mức độ hormone thay đổi vì nhiều lý do, bao gồm: 

  • Chu kỳ kinh nguyệt;
  • Ở phụ nữ có thai; 
  • Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh; 
  • Thuốc tránh thai đường uống và liệu pháp thay thế hormone;

Một số yếu tố khác có thể gây ra chứng đau nửa đầu là: 

  • Yếu tố di truyền; 
  • Chế độ ăn uống không khoa học, bỏ bữa; 
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít; 
  • Tiếp xúc với ánh sáng, âm thanh và mùi hôi thường xuyên; 
  • Thời tiết thay đổi và trở nên khắc nghiệt; 
  • Lạm dụng đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu vang đỏ; 
  • Sử dụng quá liều caffeine; 
  • Căng thẳng, stress; 
  • Ăn các thực phẩm chế biến sẵn thường xuyên; 
  • Sử dụng liều cao bột ngọt, chất tăng hương vị; 
  • Sử dụng quá nhiều sản phẩm từ đậu nành; 
  • Sử dụng nhiều chất làm ngọt nhân tạo;

Triệu chứng rối loạn nội tiết tố gây đau đầu

Đặc điểm chính của chứng đau đầu do nội tiết tố là xuất hiện cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu. Cần trao đổi với bác sĩ về tất cả các triệu chứng của bạn có thể giúp chẩn đoán xem bạn có thực sự bị đau đầu do nội tiết tố hay không.

Chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt hoặc nội tiết tố có nhiều triệu chứng giống như chứng đau nửa đầu thông thường và có thể kèm theo hoặc không kèm theo các triệu chứng. Chứng đau nửa đầu là cơn đau nhói bắt đầu ở một bên đầu của bạn. Nó cũng có thể đi kèm với nhạy cảm ánh sáng, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng khác của đau đầu do nội tiết tố bao gồm: 

  • Không có cảm giác ăn ngon miệng; 
  • Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi; 
  • Da nổi mụn; 
  • Đau khớp; 
  • Lượng nước tiểu giảm, táo bón
  • Thiếu tính linh hoạt; 
  • Có cảm giác thèm rượu, muối và socola; 
Tìm hiểu vì sao rối loạn nội tiết tố gây đau đầu? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị2
Đặc điểm chính của chứng đau đầu do nội tiết tố là xuất hiện cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu

Rối loạn nội tiết tố gây đau đầu điều trị như thế nào? 

Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau đầu do rối loạn nội tiết tố gây nên

Trị liệu tại nhà 

Bạn bắt đầu điều trị chứng đau đầu càng sớm thì khả năng cơn đau của bạn sẽ thuyên giảm. Dưới đây là một số phương pháp có thể hữu ích:

  • Uống đủ nước trong một ngày.
  • Nằm và nghỉ ngơi trong một căn phòng tối, yên tĩnh.
  • Massage vùng bạn cảm thấy đau.
  • Tập thở sâu và các bài tập thư giãn khác.
  • Sử dụng phản hồi sinh học của cơ thể, bạn có thể thư giãn các cơ cụ thể và giảm tần suất đau đầu.
  • Có thể sử dụng thêm magiê có thể giúp giảm cường độ đau đầu.
  • Giảm căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể giúp ngăn ngừa chứng đau đầu và đau nửa đầu.
  • Các phương pháp điều trị bổ sung như châm cứu và xoa bóp.

Nhưng ở những trường hợp đau đầu thường xuyên thì cần đi thăm khám ở cơ sở y tế.

Dùng thuốc 

Đối với những phụ nữ thường xuyên bị đau đầu do nội tiết tố, liệu pháp phòng ngừa và dùng thuốc có thể hữu ích. Những loại thuốc này có thể được dùng hàng ngày hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt, khi chứng đau nửa đầu được biết là dễ xảy ra nhất. Những loại thuốc này bao gồm thuốc chẹn beta, thuốc chống co giật, thuốc chẹn canxi và thuốc chống trầm cảm. Và các loại thuốc cần được kê đơn bởi bác sĩ có chuyên môn. 

Liệu pháp hormone 

Tùy thuộc vào vấn đề, bác sĩ có thể chuyển bạn sang loại thuốc có lượng estrogen thấp hơn để giảm triệu chứng. Đối với một số phụ nữ, bác sĩ khuyên nên bắt đầu chu kỳ tránh thai tiếp theo sớm hơn. Điều này có nghĩa là bạn nên tránh dùng thuốc giả dược không chứa hormone trong tuần cuối. Các bác sĩ thường khuyên nên sử dụng 3 đến 6 tháng một lần để giảm tần suất đau đầu.

Tìm hiểu vì sao rối loạn nội tiết tố gây đau đầu? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị3
Bạn bắt đầu điều trị chứng đau đầu càng sớm thì khả năng cơn đau của bạn sẽ thuyên giảm

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về lý do rối loạn nội tiết tố gây đau đầu, cũng như những dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tình trạng này hiệu quả. Nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm