Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vị thuốc xuyên sơn giáp có lợi ích gì?

Ngày 29/08/2024
Kích thước chữ

Xuyên sơn giáp không phải là một vị thuốc quá quen thuộc với người dân nước ta. Đây là một bài thuốc được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc và châu Phi. Từ thời xa xưa đã có không ít bài thuốc dân gian đến từ lớp vảy cứng của loài động vật đặc biệt này.

Không giống như nhiều vị thuốc có nguồn gốc động vật khác, tê tê là một loài động vật không mấy quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên vị thuốc này lại được biết đến nhiều trong y học cổ truyền. Một công dụng của xuyên sơn giáp được biết đến rộng rãi là thúc đẩy tiết sữa ở phụ nữ và giảm sưng. Bài viết sau đây sẽ gửi đến bạn những thông tin về vị thuốc xuyên sơn giáp này và nhiều lợi ích khác của nó.

Xuyên sơn giáp là gì?

Xuyên sơn giáp thuộc họ Tê tê (Manidae), có tên khoa học là Manis pentadactyla L.. Vị thuốc này là phần vảy tê tê đã sấy hoặc phơi khô. Đây là loài động vật đến từ Trung Quốc hoặc châu Phi đã trải qua sự suy giảm quần thể đáng kể trong hơn 20 năm qua, sau đó được phân loại vào Sách đỏ IUCN từ loài có nguy cơ thấp/gần tuyệt chủng thành loài cực kỳ nguy cấp.

Mô tả

Tê tê là một loại động vật có vú với phần vảy cứng bao quanh cơ thể nhằm giúp bảo vệ bản thân tê tê khỏi các động vật săn mồi. Khi bị các tác nhân nguy hiểm đe dọa, chúng sẽ cuộn tròn thân mình và chỉ để lộ lớp vảy cứng bên ngoài với mục đích ngăn chặn những nguy hiểm đến từ các con thú săn mồi.

Vảy tê tê rời có hình dạng mảnh dẹt, bè ra tạo hình quạt xòe hay hình vỏ hến, ở giữa dày còn phần mép mỏng, kích thước từ 1,5 - 4cm. Phần mặt lưng có màu đen bóng, trên bề mặt có nhiều vân thẳng dạng nan quạt, mép vảy có ít vân vòng cung. Còn màu sắc phần mặt trong thì nhạt hơn, nhăn, giữa vảy có đường nổi hình nắp vung chữ V, đầu nhọn, hướng tâm. Xuyên sơn giáp có chất sừng, chắc nhưng cũng hơi dẻo và hơi trong. Ngoài ra khi sử dụng, vị thuốc này sẽ có vị nhạt và mùi không dễ chịu.

Vị thuốc xuyên sơn giáp có lợi ích gì? 1
Vẩy tê tê có hình dạng mảnh dẹt

Phạm vi địa lý

Hiện tại có khoảng 6 loài tê tê được phát hiện ở hai khu vực Á và Phi. Ở Việt Nam chủ yếu là nơi sinh sống của hai loài tê tê là tê tê Trung Quốc (Manis pentadactyla) và tê tê Sunda (Manis javanica). Hai loài này được Việt Nam bảo vệ dựa theo luật bảo vệ động vật hoang dã của Việt Nam, theo Nghị định 64/2019 và Nghị định 06/2019. Cả 8 loài tê tê trên thế giới đều được CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) bảo vệ khỏi nạn buôn bán quốc tế.

Chế biến

Tiến hành lột da nguyên vảy của tê tê, nhúng hoặc luộc trong nước sôi. Sau khi tách da khỏi vảy, rửa sạch phần vảy rồi đem phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Lớp vảy cứng bên ngoài sau khi làm khô thì sẽ đem rang lên, đốt thành tro và nấu trong dầu, bơ, giấm hoặc rang với đất, vỏ sò để làm thuốc giúp chữa bệnh.

Vị thuốc xuyên sơn giáp có lợi ích gì? 2
Sau khi tách da và vảy của tê tê thì rủa sạch và phơi khô

Bảo quản

Cần phải bảo quản xuyên sơn giáp ở nơi khô mát.

Thành phần hóa học

Hiện chưa có bài viết khoa học cụ thể nghiên cứu rõ ràng về thành phần hóa học có trong xuyên sơn giáp.

Xuyên sơn giáp có lợi ích gì? Cách dùng và liều lượng như thế nào?

Trong phần tiếp theo của bài viết, Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn những lợi ích của xuyên sơn giáp cùng cách dùng và liều lượng của vị thuốc này.

Tính vị

Theo tài liệu cổ, xuyên sơn giáp có vị mặn, thuộc tính hàn, có độc, quy vào kinh Can và Vị.

Công dụng

Theo y học cổ truyền, xuyên sơn giáp có công dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, cái thiện tình trạng thuyên tắc tuyến sữa, giảm sưng viêm và mủ, trị trúng phong kinh lạc. Ngoài ra vị thuốc này còn hỗ trợ các tình trạng bế kinh, nổi cục cứng ở bụng, mất sữa, mụn và phong tê thấp. Tuy vậy, bài thuốc dân gian này vẫn chưa có bằng chứng khoa học cụ thể về mặt lâm sàng.

Cách dùng, liều lượng

Bạn có thể lựa chọn một trong hai cách sau để tận dụng được lợi ích từ xuyên sơn giáp:

  • Mỗi ngày sử dụng 6 - 9g vảy tê tê, sắc dạng bột.
  • Dùng từ 1 - 2g/lần ở dạng thuốc tán.

Chống chỉ định

Mặc dù xuyên sơn giáp đem đến nhiều công dụng cho nữ giới, tuy nhiên vị thuốc này không được khuyên dùng cho phụ nữ có thai, mụn nhọt đã phá miệng hay tình trạng người hư nhược.

Vị thuốc xuyên sơn giáp có lợi ích gì? 3
Chống chỉ định dùng xuyên sơn giáp cho phụ nữ có thai

Một số bài thuốc phổ biến

Với đa dạng tác dụng trong y học cổ truyền đến từ vảy tê tê, dưới đây là một số bài thuốc xuyên sơn giáp phổ biến được sử dụng:

  • Trị tuyến sữa bị thuyên tắc: Tán nhỏ phần xuyên sơn giáp đã nướng, dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần với liều lượng 4g. Có thể dùng kèm với một ít rượu.
  • Trị lở tràng nhạc: Đốt xuyên sơn giáp, nghiền nhỏ, đắp vào vị trí bị lở.
  • Thông tuyến sữa: Hỗn hợp gồm có xuyên sơn giáp (sao vàng) đương quy, thược dược, mộc thông, cát cánh, phục linh, xuyên khung và thiên hoa phấn với các vị bằng nhau. Pha 50g hỗn hợp này vào 500ml nước, sau đó tiến hành sắc còn 200ml và chia làm 3 lần uống trong ngày, sử dụng mỗi ngày.
  • Trị mụn nhọt: Hòa hỗn hợp sau vào 600ml nước: 10g xuyên sơn giáp, 5g bạch chỉ, 8g gai bồ kết, 6g đương quy, 6g hoàng kỳ. Sau khi pha hỗn hợp thì sắc xuống còn 200ml, chia lượng đó thành 3 lần uống trong ngày.
Vị thuốc xuyên sơn giáp có lợi ích gì? 4
Sử dụng xuyên sơn giáp giúp thông tuyến sữa

Tê tê là một loài động vật đã được đưa vào hạng bảo tồn của sách đỏ và vảy của nó thường là mục đích cho những cuộc săn bắn và mua bán bất hợp pháp. Mặc dù xuyên sơn giáp đem đến nhiều lợi ích cho người dùng, tuy nhiên bảo tồn thiên nhiên cũng là điều cần quan tâm vì đây là loài động vật đã được đưa vào sách đỏ. Mong rằng qua bài viết này đã đem đến cho bạn thêm thông tin về vị thuốc xuyên sơn giáp và tình hình thực tiễn về loài động vật này. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.