Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong 36 loại huyệt đạo quan trọng nhất trên cơ thể, không thể không kể đến huyệt Toản Trúc. Cùng bài viết bên dưới khám phá vị trí cũng như công dụng tuyệt vời mà huyệt Toản Trúc mang đến nhé!
Huyệt Toản Trúc có công dụng to lớn trong việc hỗ trợ và điều trị các chứng bệnh liên quan đến nhiều vùng trên khuôn mặt. Biết được vị trí cũng như công dụng tuyệt vời mà huyệt Toản Trúc mang lại sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của bạn đấy!
Huyệt đạo Toản Trúc nằm trên khuôn mặt mỗi người, cụ thể là trên đường kinh túc thái dương của bàng quang. Bên cạnh cái tên huyệt Toản Trúc, huyệt đạo quan trọng này còn được gọi với một số tên gọi khác như huyệt Toàn Trúc, Toán Trúc, Quang Dạ, Quang Minh, Bản My, Đầu My, Tại Viên, Trụ Viên, Trụ Nguyên,...
Nghĩa của từ “Toản” trong Toản Trúc có nghĩa là tụ hợp, nhằm ám chỉ sự chuyển động của lông mày khi ta cau mày lại. Trong khi đó, “Trúc” lại mang ý nghĩa về thiên nhiên, có nghĩa là cây tre hay lá tre. Vậy, Toản Trúc có thể được hiểu nôm na là khi chúng ta cau lông mày lại sẽ trông giống như hai chiếc lá tre. Cũng chính vì nằm ở đầu của hai lông mày nên huyệt này mới có cái tên là huyệt Toản Trúc.
Tuy nhiên, nhiều người khác lại quan niệm về cái tên Toản Trúc rằng khí của đường kinh dương đều tụ lại ở đầu chân mày. Thế nên, cây trúc mọc là do sự phồn thịnh nằm ở đầu chân mày mà ra. Nhưng dù với ý nghĩa nào thì huyệt Toản Trúc cũng được xác định vị trí nằm ngay ở chỗ lõm phía đầu trong của chân mày, phía trên của huyệt Tình Minh. Vậy nên, mọi người cũng không cần hoang mang khi xác định vị trí huyệt nhé!
Nếu xét về mặt giải phẫu thì ngay bên dưới da vị trí huyệt Toản Trúc sẽ là cơ trán, cơ tháp, cơ mày và bờ cơ của vòng mi. Bên dưới lớp da này cũng chịu sự chi phối của dây thần kinh số V của sọ não. Tại vùng huyệt, thần kinh vận động cơ chính là nhánh của dây thần kinh ở mặt.
Không chỉ trong y học Cổ Truyền mà theo nhiều nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra minh chứng huyệt Toản Trúc có khả năng hỗ trợ và điều trị chứng đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt, mắt bị giật, đau mắt, chảy nước mắt, đau thần kinh tọa, dây thần kinh mặt bị liệt, liệt mặt, hay làm sáng mắt và khử phong,...
Bên cạnh đó, huyệt Toản Trúc khi kết hợp với một số huyệt đạo khác cũng sẽ đem lại những hiệu quả đáng mong đợi. Chẳng hạn như kết hợp huyệt Toản Trúc với các huyệt Túc Tam Lý, Tình Minh, Minh Quang có khả năng chữa đục thủy tinh thể. Hay kết hợp huyệt đạo này với thái dương sẽ hỗ trợ điều trị chứng bệnh viêm kết mạc cấp tính cực kỳ hiệu quả.
Đương nhiên trong suốt quá trình chữa bệnh cùng huyệt Toản Trúc, bạn phải được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và thực hiện liệu trình một cách bài bản và khoa học nhất!
Để đạt được những hiệu quả đáng mong đợi nhất, đương nhiên bạn phải xác định được đúng vị trí như trên và có cách day bấm huyệt theo phương pháp chuẩn xác. Để làm được điều đó hãy tiến hành bấm huyệt theo những bước sau đây:
Khác với day bấm huyệt, phương pháp châm cứu huyệt đòi hỏi kỹ thuật cao cũng như những dụng cụ hỗ trợ đủ điều kiện để thực hiện. Vậy nên, phương pháp này không được khuyến cáo thực hiện tại nhà mà nên đến những cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa.
Cách châm cứu huyệt:
Tuy huyệt Toản Trúc có thể đem lại vô vàn những giá trị về sức khỏe to lớn cho con người. Nhưng cũng đừng vì vậy mà bạn lạm dụng nó quá mức. Vì đảm bảo cho vấn đề sức khỏe một cách tốt nhất, hãy nhờ sự tư vấn cũng như thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn trong ngành.
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.