Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh cho đến trẻ nhỏ. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả trẻ sau này nên ba mẹ cần điều trị càng sớm càng tốt cho trẻ. Vậy ba mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa như thế nào?
Viêm da cơ địa ở trẻ em thường khiến bé cảm thấy không khó chịu, quấy khóc với các biểu hiện như khô da, ngứa, nứt nẻ, sưng tấy,… Làm thế nào giúp bé khắc phục các triệu chứng này tại nhà? Nguyên nhân gây ra bệnh này là do đâu, có thể phòng tránh được không? Cùng Nhà Thuốc Long Châu theo dõi những thông tin ở bài viết dưới đây nhé.
Viêm da cơ địa (hay còn gọi là bệnh chàm sữa) là tình trạng da mẩn đỏ, ngứa ngáy. Đây là một tình trạng da phổ biến ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở các nhóm tuổi khác. Bệnh thường kéo dài mãn tính và tái phát bất kỳ lúc nào.
Viêm da dị cơ địa cũng có thể đi kèm với bệnh hen suyễn. Hiện nay viêm da cơ địa ở trẻ em vẫn chưa thể chữa khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, các phương pháp thay đổi lối sống, chăm sóc tại nhà hay điều trị triệu chứng có thể giúp giảm ngứa và ngăn ngừa viêm da tái phát.
Các triệu chứng của viêm da cơ địa ở trẻ em rất đa dạng và biểu hiện khác nhau ở từng trẻ. Các triệu chứng điển hình như sau:
Viêm da cơ địa thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, một số trường hợp có thể tái phát khi trưởng thành. Ở một số trẻ, viêm cơ địa ứng bùng phát theo chu kỳ, theo mùa, biến mất trong một thời gian dài và lại xuất hiện sau đó.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em chủ yếu là do di truyền, hơn nữa các yếu tố khiến bệnh khởi phát và nặng hơn là: Các tác nhân trong không khí như khói bụi, lông động vật, nấm mốc, dị ứng thức ăn như trứng, sữa, cá, đậu nành, bột mì,…
Về biểu hiện của bệnh, trẻ bị viêm da cơ địa có những biểu hiện khác nhau tùy theo từng bệnh nhân. Đặc biệt, ở giai đoạn cấp tính, bệnh có biểu hiện là xuất hiện các nốt đỏ trên da, gây ngứa,… Bệnh chủ yếu khu trú ở trán, má, cằm, trường hợp nặng hơn có thể lan xuống cánh tay, thân mình. Ở giai đoạn cấp hoặc bán cấp thì các triệu chứng còn nhẹ, da không phù nề. Nhưng khi bệnh nặng hơn sẽ thấy rõ da sậm màu rõ, phù nề, đóng vảy, có vết nứt tổn thương.
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm da cơ địa ở trẻ em có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng, để lại sẹo vĩnh viễn. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Với những trường hợp viêm da cơ địa nặng, bệnh có thể ảnh hưởng đến thần kinh, tái phát nhiều lần và dai dẳng cho đến khi trẻ lớn.
Da khô là một trong những triệu chứng và nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em. Vì vậy mẹ đừng quên dưỡng ẩm da cho bé thường xuyên, có những cách dưỡng ẩm da cho bé như sau:
Tắm cho trẻ bằng nước ấm có pha baking soda hoặc bột yến mạch giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Ba mẹ cần lưu ý tắm lại bằng nước ấm cho trẻ khoảng 10 - 15 phút sau đó lau khô nhẹ nhàng và thoa kem dưỡng ẩm.
Nên chọn xà phòng dịu nhẹ không chứa chất tạo màu tạo mũi, xà phòng hoàn toàn tự nhiên thì càng tốt, với ưu điểm có độ pH từ 9.5 - 10, không làm khô hay kích ứng da. Loại xà phòng này thường được sử dụng trong y học để điều trị làn da có vấn đề.
Việc sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần có đơn của bác sĩ:
Trẻ thường chưa nhận thức được hành động gãi ngước sẽ gây thêm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Viêm da gây ngứa nên trẻ thường dùng móng tay để gãi gây trầy xước da. Điều này gây ra nhiễm trùng da nghiêm trọng hơn.
Ba mẹ có thể khắc phục hoặc ngăn ngừa tình trạng này bằng cách cắt móng tay, mang bao tay khi trẻ ngủ để tránh trẻ gãi. Băng vùng da bị viêm để trẻ không thể chạm vào.
Len và chất vải tổng hợp có thể gây kích ứng da của bé, vì vậy bạn nên chọn loại vải cotton mềm mại cho bé. Bạn nên đảm bảo rằng quần áo trẻ mặc phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, thấm hút mồ hôi để giảm bớt kích ứng do viêm da gây ra. Khi giặt quần áo của trẻ, hãy sử dụng chất tẩy rửa không có hóa chất để không gây kích ứng da.
Nếu điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em tại nhà không hiệu quả, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, để được chẩn đoán và điều trị có hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết trên đem lại những thông tin hữu ích khi chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.