Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm gan B có hiến máu được không?

Ngày 28/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tại Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B chiếm từ 15 - 20%. Xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan B cũng là một xét nghiệm quan trọng trong hoạt động cho - nhận máu. Vậy viêm gan B có hiến máu được không?

Viêm gan B là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường máu từ người này sang người khác. Tỷ lệ lây nhiễm căn bệnh này qua con đường truyền máu trên thế giới cũng không nhỏ. Vậy viêm gan B có hiến máu được không? Nếu từng bị viêm gan B có hiến máu được không sau khi đã điều trị khỏi? 

Viêm gan B là bệnh gì?

Viêm gan B là bệnh được gây ra bởi virus viêm gan B. Tại nước ta hiện nay đang có khoảng 15 - 20% dân số nhiễm loại virus này. Bệnh viêm gan B chủ yếu lây truyền qua đường máu. Một số con đường lây nhiễm phổ biến của căn bệnh này như: 

  • Lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.
  • Lây qua đường tình dục dù là quan hệ cùng giới hay khác giới.
  • Sử dụng chế phẩm từ máu hay truyền máu có chứa virus viêm gan B.
  • Dùng chung kim tiêm, truyền có nhiễm virus viêm gan B.
  • Tiếp xúc với các dụng cụ không được tiệt trùng cẩn thận nên vẫn có virus viêm gan B như dụng cụ xỏ khuyên, kim châm cứu, kim xăm...
viêm gan b có hiến máu được không 1 Bệnh viêm gan B có dấu hiệu gia tăng ở nước ta

Người mắc bệnh viêm gan B có thể ở một trong các thể: 

  • Nhiễm virus viêm gan B mạn tính tiến triển: Virus đang tăng sinh trong cơ thể khiến gan bị viêm kéo dài.
  • Nhiễm trùng đã qua: Cơ thể đã từng có virus trong quá khứ nhưng tự tạo ra những đáp ứng miễn dịch để thải trừ hoàn toàn nên hiện tại không có virus viêm gan B.
  • Người lành mang bệnh: Là những người từng nhiễm virus nhưng cơ thể chưa đào thải hết. Những người này mang virus nhưng không hề có bất cứ biểu hiện bệnh gì và hoàn toàn có thể lây truyền sang người khác.

Viêm gan B có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu viêm gan B có hiến máu được không, chúng ta nên điểm qua về những mối nguy hiểm mà căn bệnh này có thể mang tới. Theo đánh giá của giới chuyên môn, viêm gan B có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời như: 

  • Cứ 5 người mắc bệnh viêm gan B mãn tính sẽ có 1 người bị biến chứng xơ gan.
  • Hàng năm có 5% số bệnh nhân viêm gan B bị tiến triển thành ung thư gan.
  • Có khoảng 1% người mắc viêm gan B cấp tính tiến triển thành viêm gan tối cấp gây đột quỵ, phù nề, chướng bụng, vàng da… Bệnh viêm gan B tối cấp có thể khiến gan ngừng hoạt động, không điều trị kịp sẽ dẫn đến tử vong. 
viêm gan b có hiến máu được không 2 Viêm gan B mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Dù nguy hiểm là vậy nhưng người mới nhiễm virus viêm gan B không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Đây là lý do nhiều người không phát hiện ra mình bị bệnh. Có những người sau vài tháng nhiễm virus mới có những triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên triệu chứng này cũng dễ bị bỏ qua vì khiến người bệnh nhầm lẫn với triệu chứng bệnh thông thường.

Viêm gan B có hiến máu được không?

Virus viêm gan B dễ dàng lây truyền qua đường máu. Truyền máu chứa virus viêm gan B thực sự là một mối đe dọa lớn với nhiều quốc gia kém phát triển trên thế giới. Nguyên nhân là do quy trình sàng lọc máu trước khi truyền chưa chặt chẽ và chính xác. Trong trường hợp này, bản thân người cho máu kiểm tra sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện virus viêm gan B và khai báo trung thực khi hiến máu rất quan trọng. 

Máu sau khi hiến đều được sàng lọc huyết thanh học. Nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra những trường hợp nhiễm virus viêm gan B qua truyền máu bởi quá trình sàng lọc máu cũng không phát hiện ra loại virus này. 

Quay trở lại câu hỏi viêm gan B có hiến máu được không, trong Thông tư 26/2013/TT-BYT đã có những quy định rõ ràng về điều kiện hiến máu. Theo đó, người muốn tham gia hiến máu bắt buộc phải đáp ứng điều kiện: 

  • Người hiến máu phải trong độ tuổi 18 - 55 tuổi, cân nặng trên 42kg đối với nữ và 18 - 60 tuổi, cân nặng trên 45kg đối với nam.
  • Lần hiến máu gần nhất cách đó hơn 90 ngày.
  • Người không mắc các bệnh viêm gan B, viêm gan C, HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường máu khác. 
  • Người có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái.
  • Huyết áp ổn định (huyết áp tâm thu 100 mmHg - dưới 160 mmHg; huyết áp tâm trương 60 mmHg - dưới 100 mmHg).
  • Nhịp tim ổn định, đập từ 60 lần đến 90 lần/phút.
  • Không có các biểu hiện: Sút cân nhanh chóng, da xanh xao, hoa mắt chóng mặt, hạch to nhiều nơi, sốt, ho, khó thở, xuất huyết, tiêu chảy...
  • Không mang thai tại thời điểm đăng ký hiến máu.
  • Không nghiện rượu, ma túy.
  • Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về tâm thần, hô hấp, tiết niệu, tuần hoàn, tiêu hóa, bệnh về máu,...
viêm gan b có hiến máu được không 3 Người đã hoặc đang bị viêm gan B không được hiến máu

Như vậy với câu hỏi viêm gan B có hiến máu được không, câu trả lời là không. Người đang bị viêm gan B chắc chắn không được hiến máu. Người từng bị viêm gan B có hiến máu được không? Câu trả lời cũng là không. Lý do là ngay cả khi các kết quả xét nghiệm đều là âm tính, chỉ anti BHe là dương tính thì virus vẫn có khả năng lây truyền. 

Người bị viêm gan B nên làm gì? 

Trên thị trường có nhiều loại thuốc trị viêm gan B tốt nhất hiện nay giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi. Người bị viêm gan B ngoài điều trị theo chỉ định của bác sĩ cần: 

  • Ăn uống đủ dinh dưỡng và khoa học để tăng miễn dịch cơ thể. 
  • Không uống rượu bia hay hút thuốc lá để tránh làm tổn thương gan.
  • Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe để nâng cao sức đề kháng. 
  • Duy trì tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với những người khác trong gia đình.
  • Khám sức khỏe 3 - 6 tháng một lần để đánh giá lại tình trạng bệnh. 

Tóm lại, với câu hỏi viêm gan B có hiến máu được không hay từng bị viêm gan B được hiến máu không, câu trả lời đều là không. Ngay cả khi kết quả xét nghiệm âm tính thì nguy cơ lây nhiễm vẫn còn. Nếu may mắn chưa mắc viêm gan B, hãy tiêm vắc xin phòng bệnh sớm nhất có thể bạn nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm