Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm gan c là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nhiều người thắc mắc rằng viêm gan C có lây qua đường hô hấp không và viêm gan C lây qua những đường nào?
Có rất nhiều trường hợp người bị nhiễm viêm gan C không hề hay biết rằng mình đã bị nhiễm dẫn đến việc bị viêm gan mãn tính. Sở dĩ căn bệnh này nguy hiểm là do không được phát hiện sớm và điều trị tích cực dẫn đến biến chứng. Hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ viêm gan C có lây qua đường hô hấp không và những đường lây nhiễm của căn bệnh để biết cách phòng ngừa nhé.
Viêm gan C còn được gọi là “bệnh thầm lặng”, là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan C là Hepatitis C virus gây ra. Loại virus mạch đơn này sẽ xâm nhập vào cơ thể người qua đường máu và tấn công vào gan người bệnh. Tại đây virus sinh sôi nảy nở trong cơ thể khiến gan sưng phồng, đồng thời hủy hoại tế bào gan.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế và Bộ Y tế vào năm 2021, đã có hơn 900.000 trường hợp nhiễm viêm gan C mãn tính tại Việt Nam. Tuy nhiên có đến 90% số bệnh nhân mắc phải căn bệnh này mà không biết đến. Vì thế khi không điều trị kịp thời có thể gây ra hậu quả biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Do đó không nên chủ quan xem nhẹ bệnh này và cần phải hiểu rõ về bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình. Cần phải nắm được các nguyên nhân, triệu chứng và hiểu rõ con đường lây truyền của bệnh viêm gan C để có biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Bệnh nhân mắc bệnh viêm gan C cũng cần kịp thời và tích cực điều trị, phối hợp với bác sĩ để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như xơ gan, suy gan hay ung thư gan.
Viêm gan C không lây qua đường hô hấp. Virus viêm gan C (HCV) chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh, ví dụ như qua việc sử dụng chung kim tiêm, dụng cụ xăm không an toàn, hoặc qua truyền máu và sản phẩm máu không được kiểm tra kỹ. Việc lây truyền qua tiếp xúc hàng ngày như ôm, hôn, hoặc chia sẻ đồ ăn không gây ra viêm gan C.
Tuy nhiên, bạn cần hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dụng cụ cạo lưỡi, dao cạo râu hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bị nhiễm viêm gan C vì sẽ tạo nguy cơ lây nhiễm. Ví dụ như bạn hôn sâu người bệnh bị viêm loét, chảy máu miệng thì xác suất bạn bị nhiễm khá cao. Vì về cơ bản thì virus viêm gan C có lây truyền qua đường máu nên bạn cũng cần phải chú ý cẩn thận.
Như chúng ta biết bệnh viêm gan C có những biến chứng nguy hiểm và cần phải được điều trị, phòng ngừa tránh những hậu quả không mong muốn. Trước khi tìm hiểu về cách phòng bệnh, chúng ta cần hiểu rõ con đường lây nhiễm bệnh. Viêm gan C không lây qua đường hô hấp vậy thì căn bệnh viêm gan C có lây không và cụ thể lây truyền qua những con đường nào?
Virus viêm gan C rất dễ lây qua đường máu và bạn cần cảnh giác với con đường này vì tỷ lệ lây nhiễm thành công rất cao. Trường hợp dễ bị lây nhiễm là do dùng chung các vật dụng cá nhân dễ làm trầy xước chảy máu như dao cạo, bàn chải, kềm cắt móng tay... Dùng chung kim tiêm với người bị bệnh cũng là nguyên nhân dễ dàng bị lây nhiễm.
Ngoài ra khi xăm hình, xỏ khuyên hoặc châm cứu mà các dụng cụ chưa được khử trùng cũng dễ dàng lây truyền viêm gan C và các loại bệnh khác. Việc sử dụng chung trang thiết bị y khoa mà chưa được xử lý vô trùng hay chạy thận dài ngày... Những điều này đều làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan C mà nhiều người thường sơ suất và không chú ý đến.
Quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn dù là khác giới hay đồng giới thì vẫn có khả năng lây nhiễm bệnh. Nếu trong tinh dịch của người đàn ông bị nhiễm bệnh có chứa máu và trường hợp có vết rách chảy máu ở niệu đạo thì khi quan hệ virus bệnh sẽ lây nhiễm từ người bị nhiễm sang người bình thường rất dễ dàng.
Những hành vi tình dục gây trầy xước, tổn thương đều dẫn đến việc lây nhiễm bệnh viêm gan C. Do đó mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ sức khỏe, sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su khi quan hệ. Cần sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn và theo chế độ một vợ một chồng để tránh lây nhiễm bệnh.
Dù với tỷ lệ thấp khoảng 5% thì bệnh viêm gan C cũng có thể lây từ mẹ sang con. Vào thời điểm sinh nở thì virus viêm gan C sẽ lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai. Nhau thai bong tróc trong quá trình sinh nở và virus bệnh sẽ truyền theo đường máu từ người mẹ sang thai nhi. Do đó dù sinh mổ hay thường thì mẹ mắc viêm gan C vẫn có nguy cơ lây truyền cho con.
Sau khi có câu trả lời cho câu hỏi viêm gan C có lây qua đường hô hấp không thì nhiều người cũng lo lắng muốn biết liệu viêm gan C có chữa được không và cách phòng ngừa, điều trị như thế nào? Tùy thuộc vào thể trạng khác nhau của người bệnh mà hiệu quả điều trị cũng sẽ khác nhau. Tuy rằng việc điều trị có thể không hoàn toàn loại bỏ được hết virus, người bệnh vẫn cần hết sức nghiêm túc tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.
Hiện nay, đã có các loại thuốc kháng virus để điều trị viêm gan C tác dụng trực tiếp lên kiểu gen (DAAs) như Elbasvir, Sofosbuvir, Velpatasvir... Những thuốc này chứng minh hiệu quả cao trong việc loại bỏ hoàn toàn virus viêm gan C ra khỏi cơ thể người bệnh, ít tác dụng phụ, đồng thời ngăn ngừa tổn thương gan.
Tuy nhiên, để thuốc có thể phát huy được hiệu quả cao nhất thì người bệnh cần tuân theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc vì loại thuốc này phụ thuộc vào kiểu gen của virus viêm gan C. Cần có chỉ định và sự theo dõi của bác sĩ để nắm rõ tình trạng điều trị và tránh các tác dụng phụ.
Hiện tại vẫn chưa có vắc xin chính thức để phòng ngừa viêm gan C, nhưng chúng ta vẫn có thể phòng ngừa bằng những cách sau:
Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi viêm gan C có lây qua đường hô hấp không. Viêm gan C là bệnh lý rất khó để nhận biết nên khi bạn cảm thấy trong người không khỏe và có dấu hiệu của bệnh thì bạn nên đi khám ở các trạm y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị, không nên chủ quan vì nó có thể để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.