Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Ngày 10/06/2022
Kích thước chữ

Trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, đặc biệt là dễ nhiễm bệnh và biến chứng nguy hiểm nếu không được bảo vệ kỹ càng. Một trong số những bệnh nguy hiểm đó là viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh.

Viêm màng não có mủ ở trẻ em là căn bệnh khá nguy hiểm và có khả năng tử vong cao nếu không phát hiện kịp thời và điều trị, can thiệp sớm. Đặc biệt, căn bệnh này cũng rất dễ để lại một số di chứng về sau này lên sức khỏe của trẻ nhỏ.

Bệnh viêm màng não mủ trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Viêm màng não mủ là tình trạng bệnh gây ra bởi một số loại vi khuẩn xâm nhập vào màng não khiến màng não sinh mủ. Đây là căn bệnh rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi hoặc trẻ sơ sinh, để lại nhiều di chứng nguy hiểm về sau này cũng như tỷ lệ tử vong cao.

Theo nghiên cứu thì hiện nay, phát hiện 3 loại vi khuẩn thường gặp nhất gây ra bệnh viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh gồm: Phế cầu, H.influenzae và não mô cầu. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh thì tác nhân vi khuẩn gây viêm màng não mủ là do vi khuẩn nguy hiểm B.streptococcus, Escherichia coli, Listeria monocytogenes. Ngoài những loại vi khuẩn kể trên thì cũng còn một số loại vi khuẩn, vi rút, nấm khác gây ra căn bệnh nguy hiểm này.

Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không 1

Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh là một bệnh nguy hiểm

Nguyên nhân gây viêm màng não mủ ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là do một số loại vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập vào màng não gây viêm nhiễm và mưng mủ trong màng não.

Đối với trẻ sơ sinh từ 1 – 24 tháng tuổi thì rất dễ nhiễm phải căn bệnh viêm màng não mủ trẻ sơ sinh này vì hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, chưa đủ mạnh để chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh.

Những vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ ở trẻ em có thể đi vào màng não qua đường tai mũi họng rồi đi vào phổi và cuối cùng là di chuyển theo dòng máu lên đến não, tủy sống.

  • Viêm màng não mủ trẻ sơ sinh do Haemophilus influenzae loại b: Loại vi khuẩn này thường xuất hiện và là nguyên nhân chính dẫn đến viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh và trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn 1 – 36 tháng tuổi. Vào thời gian này, não bộ của trẻ đang phát triển nên khi mắc bệnh sẽ để lại di chứng nặng nề về sau này hoặc nguy cơ tử vong là rất cao. Loại vi khuẩn này thường sẽ lan truyền và xâm nhập thông qua đường hô hấp, dễ lây lan thành ổ dịch lớn nên cần tiêm ngừa cho trẻ càng sớm càng tốt.
  • Viêm màng não mủ ở trẻ em do phế cầu khuẩn: Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm màng não mủ hàng đầu tại nước ta được ghi nhận cho đến thời điểm hiện tại. Loại vi khuẩn này nguy hiểm ở chỗ có thể tấn công não trẻ bất cứ lúc nào sơ suất, theo thống kê thì cứ 1000 người thì có đến 1 – 3 người mắc phải viêm màng não mủ. Những trẻ nhiễm bệnh viêm màng não mủ do phế cầu khuẩn thường sẽ để lại những di chứng như viêm xoang, viêm phổi, viêm tai giữa,… vì phế cầu khuẩn rất hay trú ngụ tại hệ hô hấp.
  • Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh do não mô cầu: Đối tượng thường mắc phải viêm màng não mủ do não mô cầu là trẻ sơ sinh từ 6 – 12 tháng tuổi. Vi khuẩn gây viêm màng não mủ này có tỷ lệ gây bệnh ít hơn ở trẻ trên 1 tuổi. Trẻ mắc viêm màng não mủ do não mô cầu thường rất nguy hiểm, có thể gây xuất huyết ngoại tử dẫn đến tỷ lệ tử vong cao trong vòng 24h.

Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không 2

Hình ảnh vi khuẩn Haemophilus influenzae gây viêm màng não mủ trẻ em

Triệu chứng nhiễm viêm màng não mủ trẻ em

Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất của căn bệnh viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh này là sự phối hợp của một tổ hợp triệu chứng gồm: Sốt cao, kích thích, sốt ngủ li bì. Bệnh khi xuất hiện nhiều hơn ở trẻ sinh non, nhiễm khuẩn ối hoặc ngạt sau sinh. 

Hội chứng nhiễm khuẩn viêm màng não thường không có triệu chứng rõ rệt nào, có trường hợp sốt cao, nhưng cũng có trường hợp lại không sất, thậm chí thân nhiệt còn hạ thấp hơn so với bình thường. Trẻ có thể sẽ quấy khóc, ngủ li bì hoặc có biểu hiện mệt mỏi, da tái xanh, nhợt nhạt, thiếu sức sống.

Những biểu hiện của hội chứng viêm màng não thường khá kín đáo và không có gì khác biệt so với một số bệnh thông thường. Trẻ có thể bỏ bú mẹ, thở khó, thở rên, thở đứt quãng hoặc có đôi lúc ngừng thở, bụng có hiện tượng chướng,tiêu chảy và có thể bị go giật.

Trẻ sơ sinh bị viêm màng não mủ để lại di chứng nào?

Một số biến chứng thường gặp khi mắc viêm màng não mủ:

  • Dây thần kinh não bị tổn thương, đặc biệt là các dây: II, IV, VI, VIII,…
  • Áp xe não, màng cứng bị áp xe dưới, mưng mủ dọc theo huyết quản, tĩnh mạch viêm tắc, viêm nhiễm mạch máu não,…
  • Dịch não bị tắc nghẽn, dày dính màng não khiến cho dịch não tủy lưu thông kém dẫn đến hội chứng não nước.
  • Sốc độc tố, xuất huyết nội tạng, viêm khớp, viêm thận, viêm ngoại tâm mạc, viêm phổi ở trẻ sơ sinh,…

Di chứng mà viêm màng não mủ để lại trên trẻ:

  • Lác, câm điếc hoặc mù, hội chứng não nước,…
  • Thần kinh khu trú có thể bị tổn thương dẫn đến tê liệt, các trường hợp liệt có thể là liệt 1 chi, liệt nửa người, liệt chi dưới hay tổn thương đến thần kinh khu sọ não,…
  • Trí nhớ suy giảm, sa sút trí tuệ về sau này, rối loạn thần kinh giác quan, chậm hiểu, trí nhớ kém, giảm khả năng tiếp thu, trí não kém,…
  • Có nguy cơ bị động kinh.

Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không 3

Viêm màng não mủ để lại nhiều di chứng nguy hiểm

Ngoài ra, viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh cũng dẫn đến tỷ lệ tử vong khá cao, cụ thể là tùy từng loại vi khuẩn gây bệnh như: Do não mô cầu (7 – 10%), do phế cầu gây nên (30%), do vi khuẩn H.influenza (10 – 14%).

Bên cạnh đó cũng có nguy cơ bị tử vong sớm do các triệu chứng suy hô hấp, nhiễm khuẩn nặng, áp xe não hoặc vi khuẩn gây viêm thận, viêm phổi, viêm loét, suy kiệt sức khỏe, suy não do mất não kéo dài,…

Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh là một trong những căn bệnh nguy hiểm và dẫn đến khả năng tử vong cao. Nếu được điều trị kịp thời thì nguy cơ để lại một số di chứng cũng nguy hiểm đến sự phát triển bình thường của trẻ sau này.

Ngay khi phát hiện những triệu chứng trên, mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện gần nhất để cấp cứu, chụp chiếu xác định nguyên nhân cũng như hướng điều trị cụ thể, tránh để lâu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại cho con, thậm chí là tử vong. 

Hồng Nhung 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm