Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm phổi cấp corona - căn bệnh đang gây hoang mang cộng đồng

Ngày 07/02/2020
Kích thước chữ

Trước tình hình đại dịch viêm phổi cấp corona gây ra hiện nay khiến người dân hoang mang, lo lắng cách phòng tránh ra sao. Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.

Hãy nhớ nếu bản thân nghi ngờ có nguy cơ bị nhiễm virus corona, hãy tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và làm xét nghiệm ngay nhé!

1. Viêm phổi cấp corona

Viêm phổi cấp corona xảy ra do Virus corona - loại virus mới thuộc chủng corona (ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV), chưa từng xuất hiện trước đây. Loại virus này có nguồn gốc từ thành phố Vũ Hán (thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc) và dần dần lây lan sang nhiều nước.

Viêm phổi cấp corona xảy ra do Virus corona - loại virus mới thuộc chủng coronaViêm phổi cấp corona xảy ra do Virus corona - loại virus mới thuộc chủng corona

Theo các nhà nghiên cứu, Corona là họ virus lớn. 2019-nCoV là chủng thứ bảy trong họ Corona Virus có khả năng lây từ người sang người với trình tự bộ gen giống 75-80% của Hội chứng hô hấp cấp (SARS).

Nguy hiểm hơn là một số chủng còn có khả năng gây bệnh từ động vật sang người khi bị xâm nhiễm, số khác lại tồn tại ở một số động vật như dơi, mèo, lạc đà…

2. Dấu hiệu nhiễm Viêm phổi cấp corona

Theo thông báo chính thức từ WHO, người nhiễm virus corona thường gặp phải các triệu chứng như: ho, sốt, khó thở, đau đầu. 

Bệnh dễ gặp ở đối tượng có hệ miễn dịch yếu, trẻ em và người già. Chủng vius này còn gây ra bệnh liên quan tới đường hô hấp dưới như: viêm phổi, suy hô hấp cấp tiến triển.

Trong đó, phổ biến nhất là bị viêm phổi, hầu hết là sốt, 75% bị ho, hơn 50% trong tình trạng khó thở. Triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2-10 ngày sau khi nhiễm virus.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Trung Quốc còn phát hiện một số bệnh nhân nhiễm virus corona có triệu chứng tiêu chảy, thay vì sốt như đa số bệnh nhân khác.

3. Viêm phổi cấp corona lây qua đường nào?

Trên thế giới đã có rất nhiều ca nhiễm virus corona từ người sang ngườiTrên thế giới đã có rất nhiều ca nhiễm virus corona từ người sang người

Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều ca nhiễm virus corona từ người sang người, điển hình là ở Trung Quốc. Ngoài ra còn có các nước Việt Nam, Mỹ, Thái Lan đã xác nhận có ca lây nhiễm từ người sang người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng phát thông báo đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, ở người, virus corona lây từ người sang người thông qua đường hô hấp (tiếp xúc với dịch thể của người bệnh, nói chuyện, hắt hơi, dùng chung đồ cá nhân…).

Nghiên cứu mới nhất cũng chỉ ra loại virus này có thể tồn tại ngoài không khí khi có vật thể để tồn tại. Nếu ai đó chạm tay vào một vật trước đó mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng của họ thì bệnh sẽ lây ngay lập tức.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu Trung Quốc còn cảnh báo virus corona mới có thể lây lan qua đường tiêu hóa, cụ thể là khi tiếp xúc với phân của người nhiễm bệnh.

4. Điều trị viêm phổi cấp corona bằng cách nào?

Tính đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã có nhiều trường hợp khỏi bệnh sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona ở Việt Nam, Trung Quốc. Nguy hiểm hơn là vẫn chưa có thuốc điều trị và chưa có vắc xin phòng bệnh nên tình trạng lây lan ngày một tăng lên.

Tân Hoa Xã mới đây đưa tin, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã chọn ra 30 loại thuốc thử nghiệm chống virus corona, bao gồm cả thuốc có sẵn, sản phẩm đông y, sản phẩm tự nhiên có hoạt tính sinh học. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết quả khả quan vì những loại thuốc này chưa thể dùng để chữa bệnh, mà chỉ là những thuốc “ứng viên” được đưa ra để thử nghiệm mà thôi.

Do đó, biện pháp tối ưu hiện nay là điều trị triệu chứng để hạn chế biến chứng xảy ra. Bên cạnh đó cũng phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các nội tạng khác (nếu để lâu có thể dẫn tới tử vong).

Với những trường hợp dương tính với viêm phổi cấp corona sẽ được bác sĩ kiểm soát tình trạng suy hô hấp, hỗ trợ chức năng các cơ quan. Ngoài ra, bệnh nhân còn được chỉ định sử dụng thuốc giảm ho, hạ sốt, bổ sung điện giải, tăng cường sức đề kháng. Việc giám sát và thực hiện cách ly với người nhiễm virus corona cũng được thực hiện cấp thiết.

Giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòngGiữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

5. Phòng ngừa viêm phổi cấp corona

Virus corona mới có tốc độ tiến triển rất nhanh và mới chỉ điều trị được triệu chứng, chưa có phương pháp hay loại thuốc nào đặc trị. Vì vậy, phương pháp tối ưu là thực hiện phòng ngừa lây nhiễm để hạn chế dịch lây lan.

Dưới đây là những lưu ý trong sinh hoạt, ăn uống để phòng ngừa virus corona: 

  • Hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Phải đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với họ hoặc giữ khoảng cách tiếp xúc nhất định.
  • Khi ho, hắt hơi nên che miệng và mũi bằng khăn vải, khăn tay để hạn chế sự phát tán dịch tiết đường hô hấp ra môi trường xung quanh, sau đó bỏ hoặc giặt khăn ngay.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh đưa tay tiếp xúc với mắt, mũi, miệng.
  • Thường xuyên súc họng bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Tăng cường không khí nơi làm việc, nhà ở… bằng cách mở các cửa ra vào, hạn chế sử dụng điều hòa.
  • Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa, bề mặt đồ vật trong gia đình bằng chất tẩy rửa hoặc dung dịch khử khuẩn y tế để đảm bảo an toàn.
  • Nếu cảm thấy cơ thể có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như: sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến những nơi đông người.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng đồng thời nghỉ ngơi hợp lý.

Để đảm bảo an toàn, phòng ngừa viêm phổi cấp corona cho mình và người thân trong gia đình cần đeo khẩu trang khi đến nơi đông người và rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin