Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi nhắc đến các bệnh về tai, chúng ta thường nghĩ ngay đến tình trạng viêm nhiễm ở ống tai ngoài, màng nhĩ, xoang nhĩ, ốc tai,... Tuy nhiên, nếu một ngày bạn cảm thấy rìa tai bị đau hoặc sưng, hãy cẩn thận vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm sụn vành tai.
Vành tai bị sưng đau có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, nhưng thường gặp nhất là viêm sụn vành tai. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có nguy cơ gây suy giảm thính lực nếu không được điều trị kịp thời.
Tai người được cấu tạo thành ba phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong đó, vành tai hay còn gọi là loa tai thuộc tai ngoài, hình cong, có chức năng thu nhận âm thanh từ bên ngoài.
Cấu tạo của vành tai bao gồm sụn, bao bọc bên ngoài là da, dây chằng và cơ. Vì cấu trúc được hình thành nên vành tai có độ dẻo dai và đàn hồi. Tuy nhiên, do thường xuyên tiếp xúc với môi trường nên đây cũng là bộ phận dễ bị nhiễm trùng.
Khi các mô bao quanh và nuôi dưỡng vành tai bị nhiễm trùng, sẽ dẫn đến tình trạng viêm sụn vành tai ngoài. Về cơ bản, sụn vành tai không có nguồn cung cấp máu và chất dinh dưỡng như các bộ phận khác trên cơ thể. Vì vậy, khi sụn bị tổn thương sẽ trở thành những tổn thương nguy hiểm.
Đây là một loại nhiễm trùng thứ phát, tiềm ẩn trong những hoạt động hoàn toàn bình thường hằng ngày.
Viêm sụn vành tai do vi khuẩn tụ cầu gây ra với các triệu chứng rất phổ biến như: Có cảm giác khó chịu ở vùng tai bị viêm, ngứa, đau nhẹ hoặc nóng rát. Khi bệnh nặng hơn thì các triệu chứng cũng tăng lên, lúc này tai có cảm giác nóng, sưng đỏ, có thể sốt nhẹ, tai bị viêm có thể hình thành mủ.
Đặc biệt khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ gây ra một số triệu chứng nguy hiểm như: Đau vành tai dữ dội, vành tai sưng tấy, phù nề và có mủ. Nếu vô tình chạm vào hoặc ấn nhẹ sẽ có cảm giác đau. Các triệu chứng này có thể khiến toàn thân người bệnh sốt và mệt mỏi.
Phương pháp chữa bệnh viêm sụn vành tai ngoài phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc kháng sinh. Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh nhân bị viêm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh đặc hiệu để khắc phục tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng. Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Trường hợp bệnh nặng và xuất hiện mủ thì bác sĩ phải chỉ định mổ để dẫn lưu dịch.
Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn đầu có triệu chứng sưng đau nhưng không tiết dịch thì người bệnh chỉ cần dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và kháng viêm.
Còn bệnh nhân đã xuất hiện dịch tiết cần được chọc hút dịch và băng ép. Bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm. Nếu túi dịch bị bội nhiễm thành áp xe, bệnh nhân cần cắt rạch ổ áp xe rộng, phương pháp này giúp dẫn lưu, làm sạch túi mủ, sau khi phẫu thuật bệnh nhân cũng cần được dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm.
Viêm sụn vành tai là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp còn có thể gây ra một số biến chứng như hoại tử tai, nguy hiểm cho thính giác hoặc viêm tai giữa.
Vì vậy cần thực hiện một số biện pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh chẳng hạn như hạn chế xỏ nhiều khuyên tai. Khi tai có dấu hiệu ngứa và đau khi chạm vào thì cần tháo khuyên ra, khử trùng và làm sạch. Bảo vệ tai khi hoạt động thể thao, tránh va chạm, không lấy tay sờ vào tai và luôn bịt tai khi ra ngoài, nhất là khi trời có gió, mưa, lạnh hoặc giao mùa. Không nên đeo tai nghe trong thời gian dài hoặc đội mũ bảo hiểm quá chật khiến tai bị chèn ép. Bảo vệ tai khỏi nguy cơ bị côn trùng đốt và cắn.
Viêm sụn vành tai có thể để lại nhiều hậu quả khó lường cho người bệnh, đặc biệt là về mặt thẩm mỹ. Vì vậy, nếu có những dấu hiệu cảnh báo của bệnh, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm. Có nhiều biện pháp có thể được thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh này, chẳng hạn như lựa chọn nơi xỏ khuyên uy tín, sử dụng khuyên tai chất lượng tốt, không xỏ khuyên ở phần sụn vành tai hay không tỳ đè, gây áp lực lên tai.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.