Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
"Viêm tai ngoài có nguy hiểm không" là một trong những từ khóa được tìm kiếm rất nhiều, bởi số lượng người bệnh bị viêm tai ngoài đang gia tăng chóng mặt trong thời gian gần đây.
Viêm tai ngoài là một trong những bệnh lý thường gặp, với các triệu chứng như ngứa tai, đau tai, ù tai, tai chảy mủ… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác của người bệnh. Liệu bệnh viêm tai ngoài có nguy hiểm không? Cùng chúng tôi đi tìm giải đáp qua nội dung bài viết dưới đây.
Viêm tai ngoài là một bệnh truyền nhiễm của ống thính giác bên ngoài, hầu hết là viêm tai ngoài cấp tính thường khởi phát nhanh, và hiếm gặp hơn là viêm tai ngoài mãn tính.
Ống thính giác bên ngoài nằm giữa màng nhĩ (thường được gọi là vỏ tai) và màng nhĩ, có chiều dài khoảng 2,5 cm. Da và mô dưới da của ống thính giác bên ngoài sẽ ngày càng mỏng hơn từ ngoài vào trong, do đó rất dễ bị tổn thương bởi các kích thích bên ngoài, thậm chí gây ra viêm nhiễm.
Các triệu chứng như ngứa tai, cảm giác dị vật, đau nhức thường kèm theo tăng tiết dịch và thậm chí có mủ, gây giảm thính lực cho người bệnh. Thông thường, các bác sĩ thường điều trị tại chỗ để loại bỏ dịch tiết ở tai hoặc sử dụng thuốc nhỏ tai, thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác để giảm ngứa và đau. Thuốc kháng sinh uống được sử dụng cho trường hợp viêm nặng.
Ráy tai là bộ phận có chức năng ức chế vi khuẩn và bảo vệ ống thính giác bên ngoài, việc lấy ráy tai quá nhiều sẽ làm mất đi lớp bảo vệ này. Ngoài ra , bệnh viêm tai ngoài thường xuất hiện vào mùa hè, nhất là sau khi nghịch nước, đi bơi, gội đầu thì nước vào tai là điều không thể tránh khỏi. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tai ngoài.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tai ngoài có thể kể đến như:
Khi mắc phải bệnh viêm tai ngoài, hầu hết mọi người đều có chung một thắc mắc liệu rằng viêm tai ngoài có nguy hiểm không. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
Trong giai đoạn đầu của bệnh viêm tai ngoài cấp tính, tai của người bệnh có thể chỉ hơi ngứa và sưng, nếu các triệu chứng không nặng thêm thì bệnh có thể sẽ tự lành. Tuy nhiên, nếu phạm vi viêm bị lan rộng thì tai có thể bị nóng, sưng tấy và thậm chí có mủ. Nếu trường hợp này kéo dài 2 tuần thì người bệnh cần đặc biệt chú ý xem đó có phải là bệnh viêm tai ngoài hoại tử hay không.
Bệnh viêm tai ngoài hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm khi có sự thăm khám và phác đồ điều trị của bác sĩ. Trong giai đoạn đầu của bệnh, bệnh sẽ dễ dàng được chữa khỏi và thời gian chữa lành cũng rất nhanh. Tuy nhiên, khi người bệnh để viêm tai ngoài đến giai đoạn mãn tính hoặc hoại tử thì việc điều trị sẽ gây khó khăn hơn, đồng thời có thể để lại những biến chứng xấu cho thính giác của bệnh nhân như : viêm mô tế bào cục bộ, hay thậm chí có những trường hợp quá nặng sẽ bị thủng màng nhĩ , dẫn đến mất thính lực.
Bệnh nhân tiểu đường hoặc bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch có thể bị viêm tai ngoài hoại tử (bệnh viêm tai ngoài cấp tính nghiêm trọng nhất), cần chú ý xem vi khuẩn có xâm nhập sâu hơn vào mạch máu, não,… gây biến chứng nặng hay thậm chí là dẫn đến tử vong.
Có thể thấy rằng, bệnh viêm tai ngoài nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng và khám thực thể. Như chúng tôi đã phân tích, bệnh không nguy hiểm nếu chúng ta phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì việc điều trị sẽ khó khăn, gây nguy hiểm đến thính giác của bệnh nhân.
Trên đây là nội dung thông tin giúp bạn đọc giải đáp rõ thắc mắc: “Bệnh viêm tai ngoài có nguy hiểm không”. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho người bệnh trong quá trình phát hiện và điều trị, giúp người bệnh có thể điều trị sớm và dứt điểm bệnh viêm tai ngoài.
Lại Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.