Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khàn tiếng lâu ngày gây nên nhiều trở ngại trong giao tiếp và khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu trong cổ họng. Những cách chữa khàn tiếng lâu ngày được Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn biết cách thoát khỏi vấn đề khó chịu đó.
Khàn tiếng, mất tiếng là một triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi và được xem là dấu hiệu của những bệnh liên quan đến hệ hô hấp như viêm phế quản, viêm họng… Người bệnh thường chủ quan vì nghĩ rằng bệnh sẽ khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu để quá lâu, bệnh sẽ tiến triển và trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết một số cách chữa khàn tiếng lâu ngày đơn giản nhưng hết sức hiệu quả.
Tình trạng giọng nói bị thay đổi, âm thanh không rõ, khó nghe hoặc người nói có cảm giác mệt do dây thanh quản bị tổn thương được gọi là khàn tiếng. Nếu bạn chỉ bị khàn tiếng trong một hoặc vài ngày rồi biến mất thì hãy yên tâm, không cần quá lo lắng vì đây là điều hoàn toàn bình thường. Ngược lại, nếu tình trạng khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần thì bạn có nguy cơ mắc một số bệnh lý như:
Dấu hiệu điển hình của bệnh viêm thanh quản cấp tính hoặc viêm thanh quản mạn tính là khàn tiếng. Khi bị viêm thanh quản cấp tính, hai dây thanh quản sẽ sưng to, phù nề, các dây không rung linh hoạt được dẫn đến khàn tiếng hoặc mất tiếng. Nếu được điều trị kịp thời, các dây thanh quản sẽ hồi phục, tình trạng khản tiếng giảm dần. Trường hợp bạn không điều trị đúng cách thì bệnh sẽ tiến triển thành mãn tính và kéo dài.
Những người phải dùng giọng nói quá nhiều như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên… rất dễ bị bệnh hạt xơ dây thanh. Khi mắc bệnh, sức khỏe của bệnh nhân sẽ ổn định nhưng đi kèm dấu hiệu khàn tiếng kéo dài. Nguyên nhân là người bệnh phải nói hay hát quá sức dù viêm thanh quản cấp chưa hồi phục dẫn đến các sợi cơ trong dây thanh bị đứt. Khi đó, dịch tiết để hàn gắn sợi cơ sẽ tích tụ lại thành hạt nhỏ nằm ở mép dây thanh gây ảnh hưởng đến chất lượng rung của dây thanh, tiếng sẽ bị khàn hoặc bị rè.
Ngoài ra, hạt xơ dây thanh tích tụ với mức độ nhất định làm 2 mép dây thanh không thể khép sát lại, tạo thành khe hở thanh môn. Người bệnh sẽ thường nhanh bị mệt khi nói chuyện.
Đây là một bệnh lý ác tính thường xảy ra ở người lớn tuổi, nhất là những người hút thuốc lá lâu năm. Bệnh khó phát hiện với một trong các dấu hiệu điển hình là khàn tiếng kéo dài. Khi bị ung thư thanh quản, bệnh nhân thường khàn tiếng, phát ra âm thanh đục hơn bình thường và thậm chí là mất tiếng. Các dấu hiệu đi kèm khác là ho kiểu co thắt theo từng cơn, đau đầu, sốt nhẹ, rát họng.
Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định sử dụng thuốc điều trị phù hợp tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Bệnh nhân cần kết hợp uống thuốc và chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hàng ngày để nhanh khỏi. Dưới đây là một số cách trị khản tiếng lâu ngày mà bạn có thể tham khảo:
Một số loại thuốc điều trị khàn tiếng là:
Các loại thuốc ho (Siro Ambroxol, Thuốc Codcerin Trường Thọ,...) chống viêm, giảm đau… mà bệnh nhân tự điều trị tại nhà chỉ có tác dụng cải thiện tạm thời triệu chứng nhưng vẫn tiềm ẩn các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu không được điều trị bài bản, bệnh sẽ tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Chính vì thế, người bệnh hiện nay đang có xu hướng chuyển sang các sản phẩm thảo dược với thành phần từ thiên nhiên, thân thiện với cơ thể. Bạn có thể dùng chúng lâu dài mà vẫn an toàn, hiệu quả cao. Danh sách những thực phẩm từ thiên nhiên hỗ trợ cải thiện đường hô hấp, khắc phục khan tiếng hiệu quả được đánh giá cao bao gồm:
Ngoài việc dùng thuốc đúng cách theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân khan tiếng lâu ngày cũng nên tuân theo một số lời khuyên dưới đây để nhanh chóng lấy lại giọng nói:
Bên cạnh những cách chữa khàn tiếng lâu ngày trên thì bạn cũng cần có biện pháp phòng ngừa khàn tiếng như:
Khàn tiếng là tình trạng phổ biến ở những người làm công việc đặc thù phải nói nhiều nhưng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo một số căn bệnh tiềm ẩn. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm lựa chọn tham khảo về những cách chữa khàn tiếng lâu ngày hiệu quả. Trong trường hợp thực hiện các biện pháp trên nhưng tình trạng vẫn không khả quan, bạn hãy thận trọng và đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...