Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tân Hoa xã lần đầu tiên công bố, nhóm các bác sĩ Trung Quốc đã chứng minh được virus SARS-CoV-2 có nguy cơ gây tổn thương đến hệ thần kinh trung ương bệnh nhân. Thông tin này chứa đựng nhiều nguy cơ đáng quan ngại, nhắc nhở mọi người không nên lơ là trước tình hình dịch bệnh.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh COVID-19 có thể tấn công vào các cơ quan nội tạng như gan, thận và tim. Tuy nhiên lại chưa có báo cáo nào đề cập đến các tổn thương hệ thần kinh trung ương do loại virus này gây ra. Các chuyên gia cũng đã từng phát hiện được virus SARS và MERS có khả năng xâm nhập vào hệ thống thần kinh của người bệnh.
Nhóm các bác sĩ ở Bệnh viện Địa Đàn Bắc Kinh, một chi nhánh của Đại học Dược Thủ đô và cũng là cơ sở chuyên điều trị các bệnh nhân COVID-19 vào ngày 5/3 vừa qua đã tuyên bố phát hiện virus SARS-CoV-2 xuất hiện trong dịch não tủy của một bệnh nhân nam. Đối tượng 56 tuổi và đã được kết luận nhiễm COVID-19 hôm 24/1.
Người bệnh có các triệu chứng nặng đồng thời không đáp ứng phác đồ điều trị thông thường. Tại Khoa chăm sóc đặc biệt (ICU), bệnh nhân được điều trị và xuất hiện các triệu chứng liên quan đến tình trạng suy giảm nhận thức. Tuy nhiên dựa vào các hình ảnh chụp CT phần đầu thì không hề có dấu hiệu gì bất thường.
Sau đó đội ngũ y tế đã tiến hành xác định trình tự gene trên các mẫu dịch não tủy của nam bệnh nhân. Nhờ vậy xác nhận được sự hiện diện của virus SARS-CoV-2 tại đây và chẩn đoán chính xác ca bệnh bị viêm não. Nhờ áp dụng đúng phác đồ điều trị viêm não do virus mà các triệu chứng thần kinh của bệnh nhân mới dần thuyên giảm.
Hôm 18/2 vừa qua, người bệnh đã được chuyển đến khoa truyền nhiễm và sau đó ra viện ngày 25/2. Ông Liu Jingyuan, trưởng khoa chăm sóc đặc biệt, đồng thời là bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cũng cho rằng: Nếu người mắc COVID-19 có những biểu hiện rối loạn nhận thức thì các bác sĩ nên nghĩ ngay đến nguy cơ hệ thần kinh nhiễm virus.
Nhờ đó sớm tiến hành xét nghiệm dịch tủy não kịp thời cũng như tránh việc chẩn đoán chậm trễ. Cũng qua đó mà chúng ta có thể giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở các ca bệnh nặng. Tính riêng đến ngày 4/3 thì bệnh viện đã chữa trị cho khoảng 150 bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó xác nhận 1 ca viêm não tủy vì loại virus này.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc vào ngày 2/3 đã chính thức công bố bản cập nhật kế hoạch quốc gia chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Trong báo cáo cũng nêu rõ bệnh có thể dẫn đến các triệu chứng tắc nghẽn, phù nề cũng như suy giảm tế bào thần kinh trong các mô não. Đây là yếu tố mà cả bệnh nhân lẫn các bác sĩ cần hết sức lưu ý.
Bởi tình hình dịch bệnh COVID-19 đang ngày càng phức tạp hơn nên mỗi người cần chung tay trong thời gian này. Nếu có lệnh cách ly tại nhà, nơi lưu trú thì chúng ta phải chấp hành theo đúng quy định, tốt nhất là cách ly tại phòng riêng. Nếu gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác ít nhất 2m.
Kể cả phòng cách ly cũng phải đảm bảo thông thoáng, vệ sinh thường xuyên và hạn chế vật dụng trong phòng. Mỗi ngày người có nguy cơ cần đo nhiệt độ ít nhất là 2 lần (sáng, chiều). Nhớ ghi chép lại tình hình sức khỏe chung vào trong phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày.
Bạn phải có ý thức hạn chế tiếp xúc với cả nhà cũng như những người khác trong thời gian này. Tự mình theo dõi sức khỏe, vệ sinh cá nhân phải đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn thường xuyên. Đồng thời thông báo cho cán bộ y tế khu vực được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả nhiệt độ và tình hình sức khỏe.
Nếu có một trong các triệu chứng nghi nhiễm như sốt, ho, khó thở thì phải báo ngay cho các cán bộ theo dõi. Thời gian này bạn cũng phải tuân thủ không được tự ý ra khỏi nhà, nơi lưu trú. Người cách ly phải thu gom khăn giấy lau mũi, miệng, khẩu trang qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn trong góc phòng. Nếu có thói quen ăn chung với cả nhà thì cũng phải bỏ ngay để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.