Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét đến mặt lý thuyết thì chúng ta dễ nhiễm Covid-19 khi virus bám trên màn hình điện thoại. Đây là vật dụng cá nhân vô cùng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Nếu chẳng may có ai đó hắt hơi hoặc ho gần người sử dụng điện thoại, thì các giọt bắn ấy nguy cơ cao là bám trên mặt kính và có khả năng lây nhiễm.
Biện pháp hữu hiệu mà dễ dàng nhất hiện nay để phòng ngừa dịch Covid-19 chính là giữ vệ sinh tay thật tốt. Chúng ta cần dùng xà bông chà tay trong ít nhất là 20s sau khi tiếp xúc với những bề mặt có nguy cơ chứa mầm bệnh. Chẳng hạn như là cần giật nước trong nhà vệ sinh, nút bấm thang máy, tay nắm cửa…
Bởi chúng đều là các bề mặt công cộng có nguy cơ virus bám lại sau khi bệnh nhân phát tán qua giọt bắn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng khi hắt hơi người ta có thể phát tán 40,000 giọt bắn vào không khí trong phạm vi 6m. Một người nói chuyện hoặc ho trong 5 phút có thể phát tán ra môi trường 3,000 giọt bắn trong phạm vi 2m. Ngay cả khi bệnh nhân thở thôi là giọt bắn đã có thể bám vào những bề mặt bán kính 1m xung quanh.
Virus chứa trong giọt bắn có thể sống được trên bề mặt mà nó bám trụ nhiều tiếng đồng hồ. Thậm chí có những trường hợp cá biệt lên đến nhiều ngày. Đây là nhận định của nhà miễn dịch học Rudra Barkappanavar thuộc Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Tennessee. Đặc biệt ở trên bề mặt bằng kính, như màn hình điện thoại, loại virus corona này có thể tồn lại lên đến 96 tiếng đồng hồ (~4 ngày) trong điều kiện nhiệt độ phòng.
Cụ thể trong điều kiện nhiệt độ phòng thì thời gian sống tối đa của virus SARS-COV trên các bề mặt là:
Thời gian sống ước tính của virus SARS-CoV-2 mà Barkappanavar đưa ra là dựa trên các dữ liệu thu thập đã được báo cáo cho WHO vào đợt dịch SARS năm 2003. Thực tế, đây là 2 loại virus có họ hàng với nhau và có sự tương đồng di truyền. Cụ thể là cả 2 đều lây lan qua đường hô hấp, với một chuỗi vật liệu di truyền mang tên ARN và có gai protein nhô ra khỏi vỏ của chúng.
Virus gây ra dịch SARS có tên khoa học là SARS-CoV; virus corona chủng mới đang gây ra dịch Covid-19 hiện nay có tên là SARS-CoV-2. Trên bình diện lý thuyết, chúng ta rất dễ nhiễm virus nếu chúng bám được trên điện thoại. Bởi các giọt bắn từ người ho hoặc hắt hơi có thể dính lên bề mặt kính và người dùng có nguy cơ chạm tay rồi vô thức đưa lên mũi, miệng rồi lây nhiễm.
Phần lớn người dùng đều có thói quen chạm vào cả màn hình điện thoại lẫn mặt mình nhiều lần trong ngày mà không để ý. Dscout đã thực hiện nghiên cứu trên nhóm 94 tình nguyện viên, cho ra kết quả rằng mỗi người trung bình cầm điện thoại lên 2.600 lần trong ngày. Trong đó có khoảng 76 lần là dùng điện thoại trong thời gian dài (để lướt trên màn hình kiểm tra hoặc đọc tin tức).
Ngoài ra còn có một nghiên cứu nhỏ của Đại học New South Wales chỉ ra rằng mỗi người thường có thói quen chạm tay lên mặt khoảng 23 lần/1 tiếng. Xấp xỉ với 368 lần mỗi trong ngày chỉ trừ khi ngủ. Dù chỉ thực hiện khảo sát trên 26 sinh viên đại học nhưng nó cũng cảnh báo một thói quen vô thức là chạm tay lên mặt.
Màn hình điện thoại vừa bẩn vừa chứa nhiều vi khuẩn, virus, mầm bệnh… không phải là phát hiện mới. Hàng ngày mọi người vẫn phải tiếp xúc với vô vàn các bề mặt, chứa một lượng lớn virus và vi khuẩn lành tính không làm ta mắc bệnh. Nhưng trong giai đoạn dịch Covid-19 báo động toàn cầu hiện nay, việc lưu tâm đến những hành động vô thức như trên là rất cần thiết.
Đặc biệt là những khu vực mà virus có thể bám lại và thời gian chúng có thể tồn tại đều rất quan trọng. Barkappanavar cũng cho rằng nếu chúng ta mắc Covid-19 mà không biết do ai phơi nhiễm, thì khả năng cao nhất chính là các bề mặt đóng vai trò trung gian truyền bệnh.
Việc vệ sinh điện thoại được cho là còn hữu hiệu hơn dùng khẩu trang phòng dịch bệnh. Có một giải pháp mà chúng ta có thể dễ dàng áp dụng để giúp người dùng giảm nguy cơ lây nhiễm khi dùng điện thoại đó là bạn cần làm sạch những bề mặt xung quanh. Apple khuyến cáo người dùng nên sử dụng vải sợi nhỏ thấm với một ít nước xà phòng để làm sạch mặt kính điện thoại. Ngoài ra chúng ta cũng có thể lấy khăn mềm thấm dung dịch cồn pha loãng để lau nữa.
Một biện pháp khác cũng hiệu quả không kém nhưng lại đắt đỏ là chiếu đèn UV. Với phương pháp này bạn có thể tiêu diệt được hầu hết các loại vi khuẩn và virus trên bề mặt với giá khoảng 60 USD. Nếu vẫn còn lo lắng thì chúng ta hãy nhớ đến công thức hữu hiệu ngay lúc này: Thường xuyên rửa tay và ít chạm tay lên mặt.
Thụy Anh