Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vitamin K là một nhóm vitamin phổ biến trong đời sống hàng ngày cũng như vô cùng quan trọng với sức khỏe. Vitamin K được phân thành nhiều loại với hai loại phổ biến nhất đó là vitamin K1 và vitamin K2. Vậy vitamin K1 và K2 khác nhau gì về tác dụng lên cơ thể chúng ta?
Vitamin K là nhóm chất quan trọng với sự tồn tại và phát triển khỏe mạnh của cơ thể, đặc biệt trong quá trình đông cầm máu. Ngoài ra, vitamin K còn giúp củng cố độ chắc khỏe cho hệ xương khớp, hạn chế bệnh tim mạch và góp phần chống ung thư. Tuy thường được gọi chung là nhóm vitamin K, nhưng vitamin k1 và k2 khác nhau gì về tác dụng? Vitamin K1 (phylloquinone) và vitamin K2 (menaquinone) có nhiều khác biệt về nguồn gốc cũng như cơ chế tác dụng lên cơ thể.
Vitamin K thuộc nhóm hợp chất tan trong dầu, mỡ và bao gồm nhiều loại vitamin với cấu trúc hóa học tương tự nhau. Trong đó, vitamin K được phân làm hai nhóm nhỏ bao gồm:
Như đã đề cập, nguồn cung cấp vitamin K1 hầu hết đến từ thực phẩm là các loại rau màu xanh như cải bó xôi, cải xoăn, rau bắp cải...Còn nhóm vitamin K2 có thể được cung cấp trực tiếp bên trong cơ thể bởi vi sinh vật hệ đường ruột, đồng thời vitamin K2 được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật hoặc mỡ động vật. Vậy nên, vitamin K2 được hấp thu vào cơ thể hiệu quả hơn vitamin K1.
Đồng thời qua các cuộc nghiên cứu và đo lường, nhà khoa học nhận thấy vitamin K1 chỉ tồn tại trong máu người vài giờ và được sử dụng chủ yếu bởi mô tế bào gan trước khi được lưu trữ hoặc bị phân hủy nhanh chóng, ra ngoài theo phân và nước tiểu. Trong khi vitamin K2 có thể tồn tại nhiều ngày và sử dụng bởi nhiều nhóm mô cơ quan khác nhau.
Từ đó, vitamin K2 tuy ít được chú ý với nguồn cung cấp có hạn nhưng được sử dụng với công dụng tối đa trong cơ thể con người. Trong khi vitamin K1 với nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào tạo nên nguồn cung cấp và dự trữ vitamin K chính cho cơ thể.
Vitamin K với chữ K được lấy trong cụm từ Koagulation hay sự đông máu. Chính vì vậy, một trong những chức năng nổi bật nhất của vitamin K đó là tham gia tích cực vào quá trình đông máu của cơ thể khi nhiều nguyên liệu của quá trình đông cầm máu cần có vitamin K để tổng hợp và kích hoạt.
Ví dụ như các yếu tố đông máu II (Prothrombin), yếu tố VII (Proconvertin), yếu tố IX (yếu tố Christmas), yếu tố X (yếu tố Stuart) sẽ tồn tại trong huyết tương dưới dạng tiền chất, khi có mặt của vitamin K với vai trò như chất kích hoạt sẽ chuyển hóa các tiền chất này thành các chất tham gia vào quá trình đông máu của cơ thể. Ngoài ra, vitamin K tham gia tổng hợp protein C, protein S và protein Z là các chất chống đông.
Với sự tham gia của các yếu tố đông máu và các loại protein nói trên, quá trình đông máu giúp làm liền các vết thương, ngăn ngừa hiện tượng chảy máu ồ ạt gây mất máu và nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Hơn thế, vitamin K còn được sử dụng giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, giảm sưng nề và bầm tím, đặc biệt với đối tượng bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật.
Một cuộc khảo sát lớn được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu ở ECU khi phân tích dữ liệu của hơn 50.000 đối tượng tham gia nghiên cứu “Chế độ ăn uống, Ung thư và Sức khỏe” của Đan Mạch kéo dài 23 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người có chế độ ăn giàu vitamin K1 nhất có tỷ lệ vào viện vì bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch thấp hơn tới 21%, tương tự đối với vitamin K2 là 14%.
Những kết quả này đã phản ánh mối quan hệ tích cực giữa chế độ ăn giàu vitamin K và việc phòng chống bệnh tim mạch. Giả thuyết cho rằng vitamin K đã hoạt hóa một số loại protein giúp ngăn chặn sự lắng đọng Canxi trong lòng mạch máu, hạn chế sự bám mảng hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Từ đó, vitamin K làm giảm nguy cơ của nhiều loại bệnh lý tim mạch.
Ngoài công dụng của vitamin K1 và K2 lên quá trình đông máu và hệ tim mạch, hợp chất này còn có có khả năng thúc đẩy quá trình lắng đọng Canxi giúp xương chắc khỏe. Cụ thể, nhóm vitamin giữ vai trò chủ chốt là vitamin K2 giúp hoạt hóa Osteocalcin - một loại hormon có bản chất là protein xương chứa axit gamma-carboxyglutamate (BGLAP).
Osteocalcin tham gia hình thành và củng cố độ chắc khỏe xương bằng cách tăng sự lắng đọng ion Canxi hay còn gọi là quá trình khoáng hóa xương. Vì vậy, vitamin K còn được sử dụng như một liệu pháp điều trị thông dụng cho những trường hợp loãng xương nhẹ tới vừa ở Nhật Bản và các quốc gia khác.
Vitamin K còn được biết tới với vai trò là một chất tự nhiên chống tế bào ung thư hiệu quả. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu vitamin K giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư đại tràng, ung thư phì đại tuyến tiền liệt…Đồng thời, vitamin K2 còn tham gia tích cực ức chế tế bào ung thư lan rộng trong cơ thể người bệnh.
Một nghiên cứu được thực hiện ở nhóm bệnh nhân ung thư gan. Các nhà khoa học nhận thấy với phác đồ điều trị đúng kết hợp sử dụng vitamin K liều cao giúp cải thiện sức khỏe cho nhiều bệnh nhân. Kết quả được giải thích rằng do vitamin K2 đã ức chế được sự phát triển của tế bào ung thư, làm thay đổi yếu tố tăng trưởng và đóng băng chu kỳ phân chia của một số nhóm tế bào ác tính. Tuy nhiên, về cơ chế tác động và hoạt động của vitamin K2 cần được nghiên cứu thêm trong tương lai.
Tình trạng thiếu vitamin K có thể gặp phải ở cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Ở trẻ sơ sinh thường thiếu vitamin K do:
Người trưởng thành có thể gặp tình trạng thiếu vitamin K do các bệnh đường tiêu hóa gây giảm hấp thu chất béo như tắc mật, rối loạn hấp thu đường ruột, suy giảm chức năng gan…Hoặc người bệnh có sử dụng một số loại thuốc gây thiếu vitamin K như:
Một trong những triệu chứng sớm nhất khi thiếu vitamin K đó là chảy máu như chảy máu cam, rong kinh, đái máu hay nặng hơn là xuất huyết tiêu hóa gây ra hiện tượng đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu. Ngoài ra, da dễ xuất hiện bầm tím sau một va đập nhẹ hoặc bầm tím có thể xuất hiện tự nhiên không sau va chạm. Đồng thời, các vết thương rỉ máu cũng sẽ lâu cầm máu hơn, trường hợp này đặc biệt nguy hiểm với những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật.
Cần chú ý bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh và bệnh xuất huyết muộn ở trẻ nhỏ do thiếu vitamin K có thể gây chảy máu dưới da, ở đường tiêu hóa, trong lồng ngực hay nguy hiểm hơn là chảy máu trong sọ.
Qua bài viết này, Nhà thuốc Long Châu đã đem đến cho bạn đọc những thông tin cơ bản trả lời cho câu hỏi: “Vitamin K1 và K2 khác nhau gì về tác dụng?”. Hy vọng qua bài viết này, độc giả có thể có những hiểu biết cơ bản về những loại vitamin này.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.