Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Vô tình đi ngang người nhiễm COVID-19, liệu có bị lây bệnh?

Ngày 10/03/2020
Kích thước chữ

Nếu bạn biết mình đã vô tình đi ngang một bệnh nhân COVID-19 thì sẽ rất lo lắng về nguy cơ lây nhiễm. Lúc này sẽ có 4 yếu tố đóng vai trò quyết định là: khoảng cách với người nhiễm bệnh, thời gian ở gần, người đó có ho, hắt hơi hay thở ra những giọt bắn từ đường hô hấp không, và cuối cùng là số lần chúng ta chạm tay lên mặt.

Dù chỉ có kích thước nhỏ bằng 1/900 so với sợi tóc người, nhưng virus SARS-CoV-2 lại gây nên dịch bệnh gieo rắc bao nỗi lo trên toàn thế giới. Tính đến lúc này thì toàn cầu đã có hơn 125.000 ca nhiễm trên 115 quốc gia và vùng lãnh thổ. Loại virus này vô hình dưới mắt người thường và khiến giới khoa học không ngừng nỗ lực tìm ra các bí ẩn của nó.

Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta giải đáp cho nhiều câu hỏi thắc mắc bấy lâu về nguy cơ lây nhiễm. Chẳng hạn như bề mặt đồ vật có nguy cơ mang virus không? Tiếp xúc với bệnh nhân ở khoảng cách nào thì có nguy cơ nhiễm bệnh? Và virus có khả năng lây qua đường tình dục hay không?

Vô tình đi ngang người nhiễm COVID-19, liệu có bị lây bệnh? 1Dịch Covid-19 dấy lên bao lo ngại ở nhiều quốc gia trên thế giới

Phần trăm nguy cơ lây COVID-19 khi vô tình đi ngang bệnh nhân

Giả sử nếu thời gian này chúng ta bước vào một cửa hàng tạp hóa hay siêu thị đông đúc, trong số những đối tượng đang mua sắm có một người mắc COVID-19 thì những yếu tố nào khiến chúng ta có nguy cơ lây nhiễm? Các chuyên gia cho rằng vẫn còn rất nhiều điều họ cần phải tìm hiểu về loại virus chủng mới này, nhưng hiện tại có 4 yếu tố có khả năng đóng vai trò nhất định trong tình huống kể trên.

  • Một là khoảng cách giữa người nhiễm COVID-19 với bạn.
  • Hai là thời gian gần họ trong bao lâu?
  • Ba là người bệnh có ho, hắt hơi hay thở ra các giọt bắn qua đường hô hấp không?
  • Cuối cùng là bản thân chúng ta sờ tay lên mặt bao nhiêu lần?

Ngoài ra thì còn có tuổi tác và tình trạng sức khỏe cũng là yếu tố chính. Nhóm đối tượng người già và người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ dễ nhiễm virus và mắc bệnh nặng hơn. Tuy nhiên trong bài viết này chúng ta cứ giả sử rằng mình trẻ tuổi và còn đang khỏe mạnh.

Vô tình đi ngang người nhiễm COVID-19, liệu có bị lây bệnh? 2Nguy cơ lây bệnh còn phụ thuộc vào khoảng cách, thời gian, người bệnh có ho/hắt hơi và chúng ta sờ tay lên mặt bao nhiêu lần

Khái niệm giọt bắn chứa virus

Các giọt dịch nhầy nằm trong đường hô hấp của người bệnh chính là giọt bắn chứa virus, nó có thể phát tán ra xung quanh thông qua mũi, miệng, thậm chí là mắt khi hắt hơi, ho, nói chuyện hay thậm chí là... thở. Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng virus SARS-CoV-2 không thể tự bay lơ lửng trong không khí một mình, mà chúng sẽ tụ tập lại đi chung trong những “giọt bắn”.

Trong đường hô hấp người bệnh, các con virus đã xâm nhập vào tế bào và gắn RNA nó lên vật chất di truyền nhằm mục đích chiếm lấy các bộ máy tế bào vật chủ để nhân lên. Nếu số lượng virus đủ nhiều thì chúng còn phá vỡ tế bào và chui ra ngoài. Một số lại tiếp tục xâm nhập tế bào mới trong khi số khác thì giữ lại trong dịch nhầy người bệnh.

Khi bạn hắt hơi, cười, ho, thở hoặc nói chuyện thì chất nhầy và nước bọt này sẽ được đẩy ra từ miệng hoặc mũi. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh được khi bệnh nhân hắt hơi thì có khả năng phát tán đến 40,000 giọt bắn vào không khí. Chúng lại có thể di chuyển xa tận 6m bới vận tốc 50m/s.

Khi ho hoặc nói chuyện trong 5 phút thì họ có thể phát tán 3,000 giọt bắn. Giọt bắn lúc ho di chuyển được trong phạm vi 2m với vận tốc 10m/s. Còn khi bệnh nhân thở thì giọt bắn có thể phát tán trong phạm vi 1m với vận tốc 1m/s.

Nếu giọt bắn không gặp phải vật cản nào trên đường đi thì nó sẽ mang virus rơi xuống sàn nhà hoặc mặt đất. Ở bên ngoài vật chủ, virus chẳng thể nào sống lâu, giọt bắn cũng nhanh chóng khô và tùy theo bề mặt đáp xuống mà virus SARS-CoV-2 sẽ tồn tại được từ nhiều tiếng cho đến nhiều ngày.

Trường hợp xấu, giọt bắn của bệnh nhân chạm được vào chúng ta thì virus cũng phải đi đúng đến cánh cổng đường hô hấp mới lây nhiễm được. Cánh cổng đó chính là mắt, mũi, miệng. Một số chuyên gia tin rằng hắt hơi và ho chính là đường bệnh nhân lây truyền chính. Đặc biệt cũng có nhận định cho rằng nói chuyện trực tiếp hoặc ăn cùng người bệnh có thể khiến bạn có nguy cơ mắc COVID-19.

Vô tình đi ngang người nhiễm COVID-19, liệu có bị lây bệnh? 3Khi hắt hơi bệnh nhân có thể phát tán 40,000 giọt bắn vào không khí

Một số điều cần lưu ý khác về nguy cơ lây nhiễm

Khoảng cách nào là quá gần với bệnh nhân COVID-19?

Christian Lindmeier, phát ngôn viên của WHO, cho biết tốt nhất chúng ta nên giữ khoảng cách 3 feet (tương đương 1m) với người nhiễm virus SARS-CoV-2. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng có kiến nghị rằng bạn có thể gặp rủi ro nếu đứng trong vòng 6 feet (tương đương 2m).

Khoảng thời gian tiếp xúc như thế nào được xem là quá lâu?

Hiện tại thì vẫn chưa có lời đáp rõ ràng cho câu hỏi này. Tuy nhiên hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng nếu chúng ta càng tiếp xúc lâu với bệnh nhân COVID-19 thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.

Có thể phân biệt được ai đang mắc bệnh không?

Dường như ta không thể phân biệt rõ ràng được người bệnh COVID-19. Bởi hầu hết bệnh nhân đều chỉ biểu hiện triệu chứng nhẹ như cảm cúm thông thường hay thậm chí là không hề có triệu chứng. Đây cũng là lý do mà chúng ta không thể phân biệt được ai gần mình có đang nhiễm COVID-19 không. Đến cả các bác sĩ có kinh nghiệm lâm sàng cũng chẳng thể làm được.

Đến lúc này WHO vẫn khẳng định rằng hầu hết bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng nhiễm COVID-19 đều có khả năng lây cho người khác. Thế nên nếu bạn thấy có người xung quanh mình đang có nguy cơ thì tốt nhất là giữ khoảng cách thích hợp. Không chỉ lợi cho mình mà còn tốt cho cả cộng đồng.

Virus liệu có lây qua đường tình dục

Các chuyên gia cho rằng hôn chắc chắn là một hành động có nguy cơ cao lan truyền virus ra cộng đồng. Mặc dù thường các chủng virus corona sẽ không lây qua đường tình dục. Tuy nhiên hiện tại vẫn còn quá sớm để chúng ta có thể kết luận bất cứ điều gì với chủng mới này.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về nguy cơ virus SARS-CoV-2 tồn tại trên các bề mặt như màn hình cảm ứng điện thoại. Thời gian này chúng ta cũng nên giữ cho phòng thông thoáng khí và hạn chế đến những nơi công cộng thì tốt hơn. Hy vọng thông qua bài viết kể trên mọi người cũng đã bỏ túi được nhiều thông tin hữu ích cho mùa dịch này.

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin