Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Xạ trị có rụng tóc không? Tóc có mọc trở lại sau thời gian xạ trị không?

Ngày 29/09/2023
Kích thước chữ

Xạ trị ung thư là một phương pháp quan trọng trong việc điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng liệu xạ trị có rụng tóc không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh nhân ung thư luôn có tâm trạng lo lắng, bất an, không thoải mái, không sẵn sàng tiếp nhận trị liệu và cũng gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Vậy liệu rằng liệu pháp xạ trị có nguy hiểm không hay xạ trị có rụng tóc không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tác động của xạ trị lên tóc và những biện pháp mà bệnh nhân có thể áp dụng để giảm thiểu tình trạng rụng tóc trong quá trình xạ trị ung thư.

Xạ trị có rụng tóc không?

Phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư là việc sử dụng tia bức xạ ion có năng lượng cao như tia X, tia gamma hoặc các hạt nguyên tử như electron, nơtron, proton để tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chặn sự di căn hay phát triển của khối u. 

Vậy xạ trị ung thư có bị rụng tóc không? Mặc dù có hiệu quả trong việc điều trị ung thư, xạ trị cũng mang theo nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Một trong những tác dụng phụ phổ biến là rụng tóc, tuy nhiên mức độ rụng tóc có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp bệnh nhân và các yếu tố như cơ địa, loại tia bức xạ, cường độ tia xạ, vùng tiến hành xạ trị, tiền sử xạ trị và tuổi tác.

Thắc mắc: Xạ trị có rụng tóc không? 1
Rụng tóc là một trong những tác dụng phụ của xạ trị

Mức độ rụng tóc khi xạ trị ung thư

Trong quá trình xạ trị, tóc chỉ rụng ở vùng bị chiếu tia xạ, chẳng hạn như khi tiến hành xạ trị vùng não, người bệnh có thể mất tóc ở vùng đỉnh và trán của da đầu hoặc hai bên mang tai. Ngoài ra, lông mày và lông mi cũng có thể bị rụng và khó mọc lại so với tóc. Nếu xạ trị vùng vú, bệnh nhân có thể gặp tình trạng rụng lông ở nách, ngực hoặc tay chân. Và khi xạ trị vùng chậu, lông ở phần bụng và lông mu có thể bị rụng.

Thời gian rụng tóc không xảy ra ngay sau xạ trị, mà thường sau 2 đến 3 tuần từ đợt xạ trị đầu tiên. Tóc sẽ dần mỏng và rụng mạnh, có thể dẫn đến trọc đầu sau 1 - 2 tháng. Trong quá trình xạ trị, tóc không rụng liên tục mà có thể có những khoảng thời gian "nghỉ" tạm thời.

Tóm lại, xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư sử dụng tia bức xạ ion có năng lượng cao. Mặc dù hiệu quả, nó cũng gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó rụng tóc là một tác dụng phụ phổ biến. Mức độ rụng tóc phụ thuộc vào vị trí xạ trị và các yếu tố cá nhân của bệnh nhân. Thời gian rụng tóc thường xảy ra sau một thời gian từ đợt xạ trị đầu tiên và tóc có thể mọc lại sau khi hoàn thành quá trình xạ trị.

Thắc mắc: Xạ trị có rụng tóc không? 2
Xạ trị có bị rụng tóc không? Mức độ rụng tóc sẽ tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi bệnh nhân

Nguyên nhân rụng tóc trong quá trình xạ trị ung thư

Trong quá trình xạ trị ung thư, tia bức xạ có tác động trực tiếp đến các tế bào khỏe mạnh khác, bao gồm cả tế bào tủy xương, hệ tiêu hóa và đặc biệt là các tế bào trong nang tóc. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến mất tóc khi tiến hành xạ trị ung thư. Cụ thể, tia bức xạ ảnh hưởng đến:

  • Quá trình tăng sinh của tế bào sừng tại gốc nang tóc. Nếu quá trình này bị ức chế mạnh, tóc có thể bị tách khỏi nang và gây ra hiện tượng mất tóc. Hiện tượng này được gọi là anagen effluvium - mất tóc trong giai đoạn phát triển của tóc.
  • Trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị, sợi tóc có thể trở nên mảnh và yếu dần do tác động của thuốc và tia bức xạ, dẫn đến mất tóc khi tóc bị đứt gãy.

Tóc có mọc trở lại sau thời gian xạ trị?

Nhiều người bệnh ung thư quan tâm liệu tóc có mọc trở lại sau khi hoàn tất quá trình xạ trị hay không. Mức độ phục hồi của tóc sau khi rụng phụ thuộc vào sự tổn thương của nang tóc.

Tuy nhiên, không cần quá lo lắng vì tóc rụng do xạ trị ung thư thường chỉ là tạm thời và tóc có khả năng mọc lại sau khi liệu pháp kết thúc. Thông thường, sau khoảng 1 đến 3 tháng sau lần xạ trị cuối cùng, khi sức khỏe đã ổn định, tóc sẽ mọc lại bình thường. Tuy nhiên, việc tóc phục hồi hoàn toàn có thể mất từ 6 tháng đến 1 năm.

Tuy nhiên, tóc mọc lại sau quá trình hóa trị và xạ trị có thể mỏng hơn, yếu đuối hơn và dễ gãy. Màu sắc của tóc cũng có thể thay đổi sau quá trình này.

Cách hạn chế rụng tóc do xạ trị

Việc xạ trị ung thư có thể gây rụng tóc. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này trong quá trình điều trị? Dưới đây là một số biện pháp mà bệnh nhân có thể áp dụng:

  • Trong suốt quá trình xạ trị và sau khi xạ trị, bệnh nhân nên chăm sóc tóc một cách nhẹ nhàng bằng cách sử dụng lược có lông mềm hoặc lược răng thưa.
  • Bệnh nhân nên tránh sử dụng máy sấy tóc, máy là tóc hoặc các sản phẩm như gel hoặc kẹp có thể gây tổn thương cho da đầu.
  • Việc gội đầu nên được thực hiện bằng dầu gội dịu nhẹ, đồng thời chà nhẹ nhàng và sau đó thấm khô tóc bằng khăn mềm.
  • Cắt tóc ngắn có thể giúp giảm tình trạng tóc bị đứt gãy và rụng.
  • Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và môi trường bên ngoài, bảo vệ tóc bằng cách sử dụng mũ nón hoặc che chắn.
  • Để duy trì độ ẩm và bảo vệ da đầu, bệnh nhân nên sử dụng các sản phẩm chống nắng cho da đầu.
Thắc mắc: Xạ trị có rụng tóc không? 3
Bệnh nhân rụng tóc do xạ trị có thể đội mũ để giữ ấm da đầu

Những biện pháp trên có thể giúp giảm tác động của xạ trị lên tóc và da đầu, tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, tác động và mức độ rụng tóc có thể khác nhau. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ điều trị để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể cho trường hợp của mình.

Xạ trị có rụng tóc không? Rụng tóc là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất đối với các bệnh nhân ung thư mỗi khi xạ trị. Tuy nhiên điều này thường xảy ra với những bệnh nhân sử dụng thuốc hóa trị, xạ trị chỉ gây rụng tóc khi bệnh nhân được chỉ định xạ trị vùng đầu khi gặp các khối u não. Ngoài ra, nếu xạ trị các vùng khác sẽ không gây rụng tóc.

Dù việc rụng tóc là một trong những tác dụng phụ không thể tránh khỏi trong quá trình xạ trị ung thư, nhưng thông qua việc áp dụng những biện pháp chăm sóc tóc đơn giản, bệnh nhân có thể giảm thiểu tác động này nên bệnh nhân không cần quá lo lắng. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin