Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm HPV định kỳ là chìa khóa vàng giúp cả nam và nữ giới phòng ngừa nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Nhưng điều mà nhiều người chưa biết là nên xét nghiệm HPV bao lâu 1 lần. Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết, dựa trên những khuyến cáo y tế.
Xét nghiệm HPV là một bước quan trọng trong tầm soát và phòng ngừa các bệnh ung thư do virus HPV gây ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần xét nghiệm với cùng một tần suất như nhau. Tùy vào độ tuổi, giới tính, hành vi tình dục và tình trạng sức khỏe, mỗi người sẽ có khuyến cáo riêng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc xét nghiệm HPV bao lâu một lần là hợp lý với từng đối tượng cụ thể.
Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc virus HPV (Human Papillomavirus), tuy nhiên nữ giới dễ bị phát hiện nhiễm HPV hơn và chịu hậu quả nghiêm trọng hơn. Vì vậy, tần suất xét nghiệm của 2 giới này có thể khác nhau:
Nữ giới nên xét nghiệm HPV bao lâu một lần? Dưới đây là khuyến cáo cho từng độ tuổi:
Nếu nữ giới có tiền sử bệnh lý liên quan đến HPV, kết quả xét nghiệm trước đó bất thường, suy giảm miễn dịch, quan hệ tình dục không an toàn, nhiều bạn tình… nên xét nghiệm thường xuyên hơn theo chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay, chưa có khuyến cáo xét nghiệm HPV bao lâu một lần cho nam giới khỏe mạnh như ở nữ giới. Tuy nhiên, xét nghiệm HPV ở nam vẫn rất quan trọng với các nhóm nguy cơ cao hoặc khi có triệu chứng bất thường. Nam giới khỏe mạnh, không triệu chứng không cần xét nghiệm HPV định kỳ.
Nam giới thuộc nhóm nguy cơ cao như:
Nhóm này, nên xét nghiệm càng sớm càng tốt khi xuất hiện triệu chứng, khi bạn tình mắc HPV hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Sau điều trị hoặc nếu có yếu tố nguy cơ kéo dài, bác sĩ sẽ tư vấn tần suất lặp lại phù hợp.
Ngoài độ tuổi, một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc nên xét nghiệm HPV bao lâu một lần như:
Nếu đã từng nhiễm HPV nguy cơ cao (như tuýp 16, 18) hoặc có tổn thương tiền ung thư (CIN, AIN), tần suất xét nghiệm sẽ dày hơn để theo dõi tiến triển. Ví dụ: Phụ nữ có kết quả HPV (+) và Pap smear bất thường cần soi cổ tử cung (colposcopy) và tái xét nghiệm sau 6 - 12 tháng.
Người nhiễm HIV, ghép tạng, dùng thuốc ức chế miễn dịch… có nguy cơ nhiễm HPV dai dẳng và tiến triển ung thư nhanh hơn. Vì vậy, họ cần duy trì tần suất xét nghiệm HPV/Pap smear hàng năm.
Người đã điều trị ung thư cổ tử cung, hậu môn, hầu họng… cần theo dõi sát sao với tần suất xét nghiệm tùy giai đoạn (ví dụ 3 - 6 tháng/lần trong 2 năm đầu).
Quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ không dùng bao cao su, hoặc bạn tình nhiễm HPV, quan hệ tình dục đồng giới sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm và tái nhiễm HPV. Những người này cần xét nghiệm thường xuyên hơn. Ví dụ, phụ nữ có bạn tình mới hoặc quan hệ không an toàn có thể cần xét nghiệm HPV sớm hơn lịch thông thường.
Xét nghiệm HPV bao lâu một lần cũng phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm HPV trước đó. Nếu đã phát hiện nhiễm các chủng nguy cơ cao hoặc có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định làm lại xét nghiệm với tần suất dày hơn để phát hiện sớm các thay đổi có thể dẫn đến ung thư hoặc bệnh lý nghiêm trọng.
Trường hợp tiếp xúc với Diethylstilbestrol (DES) trước sinh, có triệu chứng bất thường vùng sinh dục hoặc kết quả sinh thiết bất thường, bác sĩ cũng sẽ chỉ định xét nghiệm HPV với tần suất cao hơn bình thường.
Đối với nữ giới, xét nghiệm HPV giúp phát hiện sớm nguy cơ nhiễm các chủng virus HPV nguy cơ cao, đặc biệt là các chủng liên quan đến ung thư cổ tử cung. Đối với nam giới, xét nghiệm HPV giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh như mụn cóc sinh dục, ung thư dương vật, ung thư hậu môn.
Việc sàng lọc định kỳ giúp phát hiện virus trước khi xuất hiện triệu chứng hoặc tổn thương nghiêm trọng. Từ đó giúp can thiệp kịp thời để ngăn ngừa tiến triển thành ung thư hoặc các bệnh lý ác tính khác. Phát hiện sớm giúp tránh các phương pháp điều trị phức tạp (phẫu thuật, hóa trị) tốn kém.
Ngoài ra, kết quả xét nghiệm HPV còn giúp bác sĩ xây dựng kế hoạch theo dõi phù hợp. Biết mình cần xét nghiệm HPV bao lâu một lần và tuân thủ lịch xét nghiệm định kỳ sẽ mang lại sự yên tâm về sức khỏe.
Xét nghiệm HPV định kỳ không đơn thuần là một xét nghiệm y tế, mà là hành động thể hiện trách nhiệm với bản thân và bạn tình. Dù ở độ tuổi nào, việc xét nghiệm HPV theo khuyến cáo sẽ góp phần mang lại cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Mỗi người trong chúng ta đều nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để xây dựng kế hoạch theo dõi cá nhân hóa. Đồng thời nên kết hợp kiểm tra định kỳ với tiêm phòng HPV và duy trì lối sống lành mạnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.