Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu một người bị nhiễm khuẩn HP, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra kháng thể mà những kháng thế này sẽ tồn tại trong máu. Vậy khi xét nghiệm máu có phát hiện vi khuẩn HP không? Cùng tìm hiểu nhé!
HP được biết đến là một trong số các loại vi khuẩn gây ra các bệnh lý liên quan quan đến dạ dày. Cách để biết được một người có bị nhiễm khuẩn HP hay không là tiến hành xét nghiệm. Vậy xét nghiệm máu có phát hiện vi khuẩn HP không? Có những phương pháp nào để phát hiện sự tồn tại của khuẩn HP trong cơ thể? Theo dõi bài viết để có câu trả lời nhé!
Helicobacter Pylori thường được biết đến với tên viết tắt là HP, là một loại vi khuẩn xoắn khuẩn gram âm. Đặc trưng riêng biệt của nó là khả năng sống và phát triển ở bên trong dạ dày. Để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt như vậy, vi khuẩn này phải tiết ra nhiều chất có khả năng gây tổn thương cho dạ dày, điều này đồng nghĩa với việc nếu loại vi khuẩn này không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có các vấn đề như viêm loét tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, u lympho hay thậm chí là ung thư dạ dày.
Hiện tỷ lệ người mắc khuẩn HP ở nước ta đang tăng, chủ yếu do môi trường và thói quen ăn uống không vệ sinh. Vi khuẩn có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường miệng với miệng, chẳng hạn như hôn hoặc chia sẻ thức ăn, nước uống. Ngoài ra, môi trường nước và thực phẩm bị ô nhiễm cũng có thể là nguồn lây lan của vi khuẩn HP, đặc biệt trong các khu vực có điều kiện vệ sinh kém. Để giảm thiểu rủi ro nhiễm khuẩn HP, việc nâng cao nhận thức về vệ sinh cá nhân và môi trường ở mỗi người là yếu tố quan trọng hàng đầu hiện nay.
Vi khuẩn HP có thể không gây ảnh hưởng gì trong một thời gian dài, nhưng khi đến giai đoạn nó phát triển mạnh sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi bị nhiễm khuẩn HP, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng sau:
Nếu bạn đang nghi ngờ mình có các triệu chứng liên quan đến vi khuẩn HP hoặc loét dạ dày, hãy đến các cơ sở ý tế thăm khám sớm nhất. Tại đây, bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm nhằm phát hiện vi khuẩn HP. Vậy xét nghiệm máu có vi khuẩn HP không? Mời bạn đón đọc trong phần tiếp theo của bài viết nhé.
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp được sử dụng để phát hiện vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm máu phát hiện nhiễm HP đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng và cẩn trọng trong việc diễn giải kết quả.
Khi thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện vi khuẩn HP, các bác sĩ sẽ không trực tiếp tìm kiếm vi khuẩn HP trong mẫu máu. Thay vào đó, xét nghiệm này tập trung vào việc kiểm tra sự hiện diện của các kháng thể đối với vi khuẩn HP. Cơ thể chúng ta sản xuất ra các kháng thể này khi bị nhiễm vi khuẩn và chúng có thể tồn tại trong máu trong một thời gian dài, ngay cả sau khi vi khuẩn đã bị loại bỏ khỏi cơ thể.
Chính vì lý do này, xét nghiệm máu không thể chỉ ra liệu vi khuẩn HP còn tồn tại trong dạ dày tại thời điểm hiện tại hay không. Một kết quả dương tính chỉ cho thấy rằng người đó đã từng tiếp xúc với HP trong quá khứ, nhưng không đảm bảo vi khuẩn còn hiện diện. Mặt khác, kết quả âm tính có thể cho thấy rằng người đó chưa từng nhiễm HP hoặc cơ thể họ chưa sản xuất đủ kháng thể để được phát hiện.
Để có cái nhìn chính xác hơn về sự hiện diện của vi khuẩn HP, các phương pháp xét nghiệm khác như xét nghiệm hơi thở ure, nội soi dạ dày và xét nghiệm nuôi cấy mô được xem là phương pháp xét nghiệm HP thông dụng. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng và việc lựa chọn phương pháp xét nghiệm còn phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi bệnh nhân.
Hy vọng bài viết này đã giúp giải đáp được thắc mắc "Xét nghiệm máu có phát hiện vi khuẩn HP không?". Câu trả lời là xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện ra vi khuẩn HP nhưng nó không phải là phương pháp duy nhất bởi xét nghiệm máu thường cho kết quả dương tính giả, độ chính xác không cao. Chính vì thế, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn cũng như điều kiện tài chính để lựa chọn phương pháp xét nghiệm chính xác nhất, phù hợp nhất nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...